Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh gây tử vong cao ở nước ta. Đáng buồn là số lượng nữ giới mắc căn bệnh này ngày càng tăng cao ở mức độ đáng báo động và tiêm HPV là giải pháp ngăn ngừa bệnh lý này hữu hiệu nhất. Vậy độ tuổi nào có thể tiêm vắc xin HPV? 30 tuổi có nên tiêm HPV không? Mời quý độc giả cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu.
Tại sao nên tiêm vacxin HPV cho nam giới?
HPV (Human Papillomavirus - virus u nhú ở người) là một loại virus lây truyền qua đường tình dục hoặc lây khi tiếp xúc qua da. Có khoảng 100 loại HPV, trong đó có 40 loại gây bệnh ở cơ quan sinh dục người và 15 loại đặc biệt nguy hiểm. Trong đó, tuýp virus 16, 18 là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới; ung thư dương vật ở nam và các loại ung thư vùng đầu - cổ, tuýp 6 và 11 là nguyên nhân gây sùi mào gà/ mụn rộp sinh dục ở cả nam giới và nữ giới.
Nam giới có thể bị nhiễm virus HPV thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Trên 90% các trường hợp ung thư hậu môn, khoảng 70% trường hợp ung thư hầu họng và trên 60% các ca bệnh ung thư dương vật. Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ mắc ung thư hậu môn liên quan tới HPV cao gấp 17 lần so với nam giới có quan hệ tình dục khác giới
Virus HPV có thể gây nhiều bệnh ở nam giới như: Nguy cơ bị sùi mào gà do HPV-6, HPV-11 hoặc ung thư miệng, vòm họng, hậu môn, dương vật do HPV-16, HPV-18,
Trên thực tế, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành tiêm vắc-xin HPV cho cả trẻ em trai và gái vì virus HPV là nguyên nhân gây mụn cóc sinh dục và nhiều bệnh ung thư cho cả 2 giới. Ngoài việc bảo vệ nam giới khỏi bệnh sùi mào gà, ung thư hậu môn, dương vật, miệng, ung thư vòm họng do virus HPV thì việc tiêm vắc-xin ngừa HPV cho nam giới còn có tác dụng bảo vệ cho bạn tình của họ không bị lây nhiễm HPV.
Hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu để loại trừ virus HPV. Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do virus HPV gây ra ở nam giới như ung thư cơ quan sinh dục, ung thư vùng đầu - cổ,... thì biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là tiêm ngừa HPV.
Đặc biệt, cần tiêm vắc-xin ngừa HPV cho bất cứ nam giới nào có quan hệ tình dục với người đồng giới cho đến 45 tuổi.
Số lượng trường hợp mắc ung thư cổ họng ở nam giới ngày càng tăng
Mặc dù tỷ lệ hút thuốc đã giảm trong hai thập kỷ qua và tỷ lệ ung thư vòm họng liên quan đến thuốc lá cũng vậy, nhưng các trường hợp ung thư vòm họng giữa (hay còn gọi là ung thư hầu họng) đang tăng mạnh và nguyên nhân chủ yếu được ghi nhận là do HPV.
Tỷ lệ ung thư hầu họng do HPV ở nam giới đang tăng nhanh chóng ở các nước phát triển và dự kiến có thể trở nên phổ biến hơn cả ung thư cổ tử cung cho đến năm 2060 nếu vẫn tiếp tục tốc độ tăng trưởng như vậy. Mặc dù tỷ lệ chữa thành công ung thư hầu họng khá cao, chiếm từ 70 – 90% nhưng quá trình xạ trị và hóa trị sẽ gây ra tác dụng phụ làm suy nhược cơ thể kéo dài và thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh sau khi điều trị. (1)
Vì vậy, nam giới nên đặc biệt lưu ý và chủ động tiêm phòng HPV để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, tránh ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe về sau.
Quy trình tiêm vắc xin HPV ở tuổi 30
Vắc xin HPV ngừa ung thư tử cung gồm 2 loại với những tác dụng khác nhau. Cụ thể:
Để vắc xin HPV đạt hiệu quả cao nhất, người đi tiêm cần có sức khỏe tốt và không tiêm bất kỳ loại vắc xin nào trong vòng 4 tuần trước khi tiêm.
Bên cạnh đó, một số đối tượng không nên tiêm HPV bao gồm những người đang mắc bệnh lý cấp tính, nữ giới đang mang thai hoặc cho con bú, nữ giới có kế hoạch mang thai trong 6 tháng tới.
Sau khi tiêm ngừa HPV, người tiêm có thể gặp phải một số phản ứng phụ thông thường như: Đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm, cảm giác ngứa ngáy vùng tim, sốt nhẹ, khó thở,… Cần theo dõi tại viện 30 phút sau tiêm và liên hệ với bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
30 tuổi có nên tiêm HPV không thì câu trả lời là có. Bạn vẫn nên đi tiêm ngừa để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh việc tiêm ngừa, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh nên có đời sống tình dục chung thủy, an toàn để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bên cạnh đó, chị em cũng nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh (nếu có). Việc làm này còn giúp chị em phòng ngừa các bệnh phụ khoa hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ về độ tuổi nên tiến hành tiêm vắc xin ngừa virus HPV, mong rằng bạn đã có được những thông tin hữu ích. Bệnh lý này dễ dàng lây nhiễm khi quan hệ tình dục, do vậy chị em cũng cần tìm hiểu kỹ về “người kia” để bảo vệ sức khỏe sinh lý sinh sản của mình một cách tốt nhất.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vắc xin HPV, hãy liên hệ ngay cho trung tâm tiêm chủng Long Châu để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết và đặt lịch nhanh chóng.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Virus HPV là một loại virus phổ biến lây qua đường tình dục. Chúng phổ biến đến mức dù đối tượng quan hệ tình dục là nam hay nữ đều có thể bị lây nhiễm tại một thời điểm nào đó trong đời. Nam giới cũng có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do HPV gây ra như sùi mào gà, ung thư dương vật, miệng, vòm họng. vì vậy việc nam giới tiêm phòng HPV là cần thiết.
Nam giới có nên tiêm HPV không?
Nam giới từ 9 đến 45 tuổi được chỉ định tiêm phòng vắc xin HPV để chủ động phòng ngừa các bệnh tình dục nguy hiểm do virus này gây ra. Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC nhận định: “Nam và nữ đều có nguy cơ nhiễm HPV, trong đó nam giới có khả năng lây nhiễm HPV cao hơn nhiều so với nữ giới”.
HPV có hơn 200 chủng, là thủ phạm chính gây ra bệnh về đường tình dục lành tính ở nam giới như mụn cóc sinh dục hoặc u nhú đường hô hấp. Tuy nhiên, có một số chủng HPV nguy cơ cao như HPV-16 và HPV-18 có khả năng gây ra ung thư ác tính như ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ (CDC) ước tính, hằng năm có khoảng 37.000 ca ung thư do HPV gây ra, trong đó có 12.500 ca ung thư hầu họng ở nam giới và 10.500 ca ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Nên tiêm vắc xin HPV cho nam giới ở độ tuổi nào?
Tiêm HPV cho nam được không? Nên tiêm ở độ tuổi nào? Nam giới từ 9 đến 45 tuổi nên tiêm phòng vắc xin HPV để ngăn ngừa các bệnh do virus này gây ra. Tuy nhiên, việc tiêm phòng nên được thực hiện càng sớm càng tốt để đạt được hiệu quả tối ưu. Theo các chuyên gia, độ tuổi vàng để tiêm phòng HPV là từ 9 – 14 tuổi, đây là lứa tuổi chưa có hoạt động tình dục và khả năng lây nhiễm ít chủng HPV nên hiệu quả bảo vệ sẽ tốt hơn so với nhóm đối tượng khác. Tuy nhiên, đối với nhóm tuổi từ 15 đến 45, vắc xin vẫn có hiệu quả phòng các chủng HPV nguy cơ cao và những chủng chưa lây nhiễm, cũng như ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm hiệu quả.
HPV có khả năng lây nhiễm thông qua đường tình dục, lây nhiễm từ mẹ sang con, vết trầy xước, tiếp xúc da kề da, thậm chí qua những vật dụng có chứa dịch tiết cơ thể nhiễm virus. Vì vậy, HPV rất dễ truyền nhiễm và thường không xuất hiện triệu chứng, sẽ âm thầm phát triển mầm bệnh cho đến khi bùng phát. Tiêm ngừa vắc xin HPV nên được thực hiện sớm nhất có thể để ngăn chặn những chủng nguy cơ cao gây ung thư, ngăn chặn các bệnh nguy hiểm và khó điều trị.