Theo báo cáo của Bộ Công thương, từ năm 2015 đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước (trong đó từ dầu thô là 5-6%, 10-13% GDP cả nước). Những số liệu đó đã cho thấy, vai trò quan trọng của ngành dầu khí trong nền kinh tế nước ta. Ngoài ra, ngành dầu khí còn đóng góp quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển và đối ngoại.
Việt Nam có tiềm năng lớn về khai thác dầu khí trên biển Đông
Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, là một trong những biển lớn nhất trên thế giới, trải dài từ bờ biển Việt Nam ở phía Tây đến các đảo Luzon, Palauwan và Borneo ở phía Đông và từ Trung Quốc ở phía Bắc đến Indonesia ở phía Nam. Khu vực biển Đông có hàng trăm đảo nhỏ, bãi đá, bãi cát ngầm là nơi chứa các trữ lượng khổng lồ về các tài nguyên hydrocarbon, đặc biệt là khí tự nhiên.
Biển Đông cũng được đánh giá là 1 trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính ở biển Đông có 900.000 tỷ feet khối trữ lượng khí đốt tự nhiên và dầu mỏ, tương đương 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tại đây có thể vượt cả trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở khu vực Trung Đông
Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ước tính biển Đông có các trữ lượng dầu và khí tự nhiên chưa khai thác vào khoảng 5-22 tỷ thùng dầu và 2.000-8.200 tỷ m3 khí tự nhiên.
Hiện nay, hầu hết quốc gia trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển, trong đó, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan, và Indonesia là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries - OPEC). Bản đồ của Sáng kiến Minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS, Mỹ) cho thấy Malaysia là nước có số lượng lô dầu khí thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu trong số các quốc gia quanh Biển Đông, cùng Trung Quốc và Việt Nam. Malaysia hiện cũng có trên dưới 40 giàn khoan hoạt động, chủ yếu ở vùng Biển Đông.
Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, vùng biển rộng hơn l triệu km2 có tới 500.000 km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trong đó, các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đông; cho phép khai thác từ 30-40.000 thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít), khoảng 20 triệu tấn/năm. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và Malaysia.
Ngoài ra, khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.
Vinachem triển khai khai thác muối mỏ lớn tại Lào
08:43 SA @ Thứ Hai - 24 Tháng Chín, 2012
Với kết quả thăm dò trữ lượng muối Kali (KCl) lên tới hàng trăm triệu tấn và muối ăn (NaCl) lên tới hàng tỷ tấn, dự án muối mỏ do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đang triển khai tại huyện Nongbok, tỉnh Khammouan, Lào sẽ đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam chủ động được nguyên liệu cho sản xuất trong nước, nhất là sản xuất phân bón, hóa chất, đồng thời tiết kiệm được ngoại tệ từ việc giảm nhập khẩu.Đủ điều kiện khai thác chế biến công nghiệpSau bốn năm triển khai thăm dò trữ lượng kể từ khi được Chính phủ Lào cấp phép vào tháng 8/2008, Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến muối mỏ tại huyện Nongbok, tỉnh Khammouan, Lào vừa được hội đồng chuyên gia hai nước Việt Nam và Lào công nhận đủ điều kiện khai thác, chế biến công nghiệp. Kết quả thăm dò cho thấy, hai sản phẩm chính của dự án là muối kali (KCl) có cấp trữ lượng khoảng 350 triệu tấn, cấp tài nguyên dự báo 1,6 tỷ tấn; muối ăn (NaCl) có cấp trữ lượng khoảng trên 2 tỷ tấn, cấp tài nguyên dự báo lên đến 9 tỷ tấn.Với căn cứ quan trọng này, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã trình Bộ Công Thương thiết kế cơ sở Dự án để có thể sớm hoàn tất mọi thủ tục đầu tư triển khai. Theo đó, Dự án sẽ gồm khu vực khai thác nằm ở phía Nam của khu mỏ Nonglom có diện tích khoảng 4 km2. Tại đây năm đầu tiên xây dựng 16 hầm khai thác, mỗi năm hoạt động tiếp theo sẽ xây dựng thêm 7-8 hầm. Khu vực nhà máy chế biến dự kiến xây dựng tại phía Đông của mỏ Nonglom trên diện tích khoảng 175.000 m2 để chế biến hai sản phẩm chính đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế gồm: KCl K60 (hàm lượng KCl 95%) với công suất 320.000 tấn/năm và sản phẩm phụ là muối chất lượng cao NaCl hàm lượng 98% với công suất 300.000 tấn/năm.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, đây là dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, có tính đến năm 2030 (đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); phù hợp Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2010-2020, có xét đến năm 2025. Bên cạnh đó, khu vực thăm dò, khai thác và chế biến muối mỏ tại huyện Nongbok, tỉnh Khammouan cũng khá thuận lợi cho khai thác, vận chuyển sản phẩm trong khu vực thăm dò và vận chuyển về Việt Nam . Vì vậy, Dự án được triển khai sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và cung cấp muối NaCl để sản xuất các hóa chất khác như điện phân xút-clo, sản xuất soda.Đáp ứng mục tiêu giảm nhập khẩuCục trưởng Cục Hóa chất Bộ Công Thương, đồng thời là tổ trưởng Tổ tư vấn góp ý thiết kế cơ sở Dự án, Tiến sĩ Phùng Hà cho biết, hiện Việt Nam vẫn phải nhập khẩu toàn bộ lượng KCl chủ yếu từ Belarus và Australia để đáp ứng nhu cầu phân bón Kali cho sản xuất nông nghiệp trong nước.Theo đó, với nhu cầu phân Kali dao động trong khoảng 700-800.000 tấn/năm, trong khi giá loại phân bón này trên thị trường thế giới hiện ở mức 450 USD/tấn, mỗi năm Việt Nam đang phải mất trên 350 triệu USD cho nhập khẩu phân bón. Vì vậy, nếu Dự án được triển khai sớm với công suất dự kiến 320.000 tấn/năm, Việt Nam sẽ giảm được đáng kể sản lượng phân bón Kali nhập khẩu và nhờ vậy tiết kiệm được đáng kể ngoại tệ cho đất nước.Không chỉ giúp tiết kiệm ngoại tệ, việc triển khai Dự án muối mỏ Lào còn góp phần giải quyết cuộc “khủng hoảng” thừa muối ăn, thiếu muối công nghiệp và muối chất lượng cao hiện nay của Việt Nam.Thực tế cho thấy, với lợi thế về địa lý có bờ biển chạy dài dọc theo đất nước, Việt Nam có thể sản xuất tới 800.000 tấn muối ăn/năm nhưng chất lượng muối làm ra thường lẫn nhiều tạp chất và không đạt được độ khô cần thiết nên không đáp ứng được các tiêu chuẩn muối nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hóa chất cơ bản như Xút-Clo, công nghiệp chế biến thực phẩm như sản xuất bột ngọt và y tế như sản xuất dịch truyền. Vì vậy, nhiều năm nay vẫn tồn tại nghịch lý muối ăn dư thừa nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu trên 300.000 tấn muối công nghiệp/năm.Theo ông Hà, nhu cầu muối công nghiệp từ năm 2013 trở đi sẽ còn tăng mạnh hơn khi Nhà máy sản xuất Sođa ở Khu Kinh tế Chu Lai (Quảng Nam) đi vào hoạt động trong tháng 11 tới. Hiện người đại diện Nhà máy này đã có văn bản tới Bộ Công Thương đề xuất nhu cầu nhập khẩu mỗi năm 200.000 tấn muối công nghiệp để có nguyên liệu sản xuất.Trong khi đó, sản phẩm thu được từ dự án muối mỏ Lào là muối có hàm lượng NaCl đạt 98%, tốt hơn chất lượng muối sản xuất trong nước thường chỉ có hàm lượng NaCl đạt tối đa 97%. Vì vậy, sản phẩm muối khai thác từ Lào có thể chỉ cần thêm công đoạn tinh lọc là có thể sử dụng cho sản xuất công nghiệp. Thêm vào đó, với sản lượng dự kiến 300.000 tấn muối chất lượng cao/năm, Dự án cũng sẽ đảm bảo cung cấp được ổn định nguồn nguyên liệu, giúp doanh nghiệp sản xuất hóa chất chủ động hơn trong sản xuất.Tuy nhiên, từ nay đến khi triển khai xây dựng, dự án vẫn còn phải chờ Chính phủ Lào thông qua Báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như chờ xin ý kiến của Chủ sở hữu liên quan đến tổng mức đầu tư, ông Hà cho biết./.
(CATP) Ủy ban nhân dân H.Phú Hòa (tỉnh Phú Yên) cho biết, ngày 27/9, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP I.D.P (TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) 80 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Cụ thể, Công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu công nghiệp Phú Yên (nay là Công ty CP I.D.P) được Bộ Công nghiệp cấp phép khai thác khoáng sản số 1953 ngày 29/8/2001 tại xã An Thọ (H.Tuy An) trong 25 năm, diện tích 11,23ha, trữ lượng 100.000m3, sản lượng khai thác 4.000m3/năm.
Ngày 17/12/2014, Sở TN&MT có văn bản tạm dừng hoạt động khai thác mỏ đá và yêu cầu lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh tọa độ, diện tích vì bị sai lệch về vị trí cắm mốc, bàn giao mốc bản đồ khu vực khai thác. Chủ đầu tư lập hồ sơ điều chỉnh và đến nay chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Tuy nhiên, ngày 25/7/2023, UBND H.Phú Hòa phát hiện Công ty CP I.D.P có dấu hiệu khai thác trở lại đối với mỏ đá ở 2 khu vực với diện tích 2,27ha và 1,07ha tại thôn Cẩm Sơn (xã Hòa Quang Bắc, H.Phú Hòa); không phải tại xã An Thọ (H.Tuy An) như giấy phép. Diện tích này là đất rừng sản xuất do UBND xã Hòa Quang Bắc quản lý, chưa có quy hoạch mỏ khoáng sản.
UBND tỉnh chỉ đạo UBND H.Phú Hòa chỉ đạo rà soát, củng cố hồ sơ xử lý nghiêm việc khai thác khoáng sản; Sở TN&MT phối hợp với các Sở Công Thương, Xây dựng, Tài chính và cơ quan, địa phương kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ pháp lý mỏ đá; tham mưu UBND tỉnh gửi văn bản đến Bộ TN&MT để báo cáo thực tế. Sở TN&MT báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét xử lý các vấn đề.
Hiện trường khai thác mỏ đá trái phép và sai vị trí
Thực hiện chỉ đạo của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách khảo sát và nhận thấy, Công ty CP I.D.P khai thác ngoài khu vực được cấp phép trong thời gian dài và khai thác trên khu vực đất rừng sản xuất (đã đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng) với diện tích, khối lượng đá đào bới, san gạt khá lớn, nhiều hố sâu và bãi đá. Trong khi chủ đầu tư chưa có giấy phép khai thác, chưa được cấp có thẩm quyền cập nhật, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050; chưa được bổ sung vào quy hoạch SDĐ đến năm 2030 của huyện và kế hoạch SDĐ của H.Phú Hòa.
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh kiến nghị Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo dừng hoàn toàn việc khai thác khoáng sản khi chưa bảo đảm các quy định về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, lâm nghiệp và hoàn trả lại nguyên trạng. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại mỏ đá; xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra thất thoát tài nguyên, khoáng sản.
Quan sát video và nêu những hiểu biết về tài nguyên dầu mỏ và khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á hiện nay.
Tập đoàn Saudi Aramco - gã khổng lồ trong xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới
Nhà máy lọc dầu của Ả-rập Xê-út
Lực lượng Houthi tấn công cơ sở lọc dầu của Saudi Aramco
Lực lượng IS đánh chiếm một nhà máy lọc dầu ở phía bắc Syria
THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ TÀI NGUYÊN DẦU MỎ VÀ VIỆC KHAI THÁC DẦU MỎ Ở KHU VỰC TÂY NAM Á
Viết báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á.
Các nhóm thảo luận để xây dựng đề cương báo cáo
Tạo điều kiện xây dựng và phát triển mạng lưới đường ống dẫn đầu và khí đốt khổng lồ từ các mỏ dầu khí đến các nhà máy hóa dầu, các cảng biển.
Phát triển ngành công nghiệp đóng tàu tải trọng lớn.
Khẳng định vị thế trong khu vực và trên thế giới.
Kinh tế Iran tăng trưởng nhờ nguồn thu từ dầu mỏ
Là “ngọn nguồn” gây ra những căng thẳng, xung đột nội bộ và quốc tế, sự tranh giành giữa các tập đoàn xuyên quốc gia nói riêng và các cường quốc trên thế giới.
Nhiều cuộc xung đột xảy ra liên quan đến tài nguyên “vàng đen”
Khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn thế giới.
Trữ lượng dầu mỏ của Tây Nam Á năm 2020 là 113,2 tỉ tấn.
Chiếm 46,3 % trữ lượng dầu trên thế giới.
Biểu đồ tỉ trọng trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh tại các quốc gia khu vực Tây Nam Á, năm 2020 (%)
Ả-rập Xê-út đầu tư vào việc khai thác, sản xuất dầu mỏ
I-rắc đầu tư vào việc khai thác, sản xuất dầu mỏ
Dầu mỏ có trữ lượng dồi dào, điều kiện khai thác thuận lợi è Sản lượng khai thác mỗi năm chiếm 1/3 sản lượng dầu toàn thế giới
Các quốc gia dẫn đầu về sản lượng khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á:
Xuất khẩu dầu thô của Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất tăng cao do nhu cầu thế giới
Câu 1: Dầu mỏ được phát hiện ở Tây Nam Á vào năm nào?
Câu 2: Dầu mỏ ở Tây Nam Á được phát hiện ở quốc gia nào đầu tiên?
Câu 3: Năm 1960, tổ chức được thành lập ở khu vực Tây Nam Á có tên là:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
TASS ngày 20-1 đưa tin, trong năm 2023, Nga đã xuất khẩu 107 triệu tấn dầu mỏ sang Trung Quốc, tăng 24% so với năm 2022.
Theo CNBC, Trung Đông – nơi nổi tiếng với nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào - đang đầu tư vào một tương lai mới bền vững hơn và xe điện có thể sẽ định hình tương lai đó.
Trưởng nhóm: GS.TS Bùi Xuân Nam
Nghiên cứu các giải pháp, công nghệ mới mang tính đột phá, hiện đại trong ngành mỏ nhằm khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Các sản phẩm khoa học công nghệ của Nhóm nghiên cứu ISRM sẽ là các sáng chế, giải pháp hữu ích, các công bố ISI/Scopus và các sách chuyên khảo. Ngoài ra, các sản phẩm đào tạo của Nhóm nghiên cứu là các Thạc sĩ và Tiến sĩ có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ trong ngành mỏ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Các vấn đề liên quan đến ngành mỏ, cụ thể (nhưng không giới hạn): Các vấn đề liên quan đến nổ mìn trên mỏ lộ thiên; giám sát và dự báo chấn động nổ mìn; tối ưu hóa công tác nổ mìn,...; Địa chất mỏ, khoa học vật liệu; Ổn định bờ mỏ; Quản lý môi trường trong khai thác mỏ; Động đất kích thích trong khai thác mỏ; Sử dụng hiệu quả năng lượng trong khai thác mỏ; Đo đạc, giám sát các mỏ sử dụng công nghệ máy bay không người lái và các cảm biến theo thời gian thực; Quản lý kinh tế mỏ; Chính sách tài nguyên; An toàn, vệ sinh lao động trong khai thác mỏ.
- Nhóm nghiên cứu sẽ có kế hoạch kiện toàn và bổ sung nhân sự theo từng giai đoạn phát triển, khoảng 1 năm/lần phù hợp với việc mở rộng và tăng cường các định hướng nghiên cứu;
- Hình thành các hướng nghiên cứu liên ngành, xuyên ngành và đa ngành đáp ứng nhu cầu của xã hội;
- Tăng cường mở rộng hợp tác, liên kết với các nhà khoa học quốc tế và các phòng thí nghiệm hiện đại;
- Mở rộng liên kết hoạt động của nhóm với các nhóm nghiên cứu mạnh trong và ngoài nước, đặc biệt với các nhà khoa học có năng lực nghiên cứu và công bố quốc tế;
- Mở rộng liên kết, phối hợp trong đào tạo TS, ThS thông qua hình thức đồng hướng dẫn với các cơ sở đào tạo nước ngoài;
- Phát triển thành Nhóm nghiên cứu mạnh theo các tiêu chí của Bộ GD&ĐT và Bộ KH&CN.
- Đề tài/Dự án nghiên cứu: Cấp nhà nước: 1-2; Cấp Bộ và tương đương: 1-2; Cấp cơ sở: 3-5
- Công bố công trình khoa học: Sáng chế/Giải pháp hữu ích: 1-3; ISI: 25-30; Scopus: 3-5; Hội nghị quốc tế: 3-5; Tạp chí trong nước: 5-10; Hội nghị trong nước: 3-5
- Đào tạo SĐH: TS: 1-2; ThS: 5-10.
Danh sách thành viên nhóm nghiên cứu mạnh ISRM
(Kèm theo Quyết định số: 486/QĐ-MĐC ngày 14 tháng 6 năm 2021)
Đại học Bergakademie Freiberg - CHLB Đức
Đại học quốc gia Pukyong - Hàn Quốc
Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Gian hàng VNF tại Vietstock 2016 nhận được sự quan tâm đặc biệt của ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi
Theo phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, định hướng đạt tổng sản lượng thủy sản lên đến 9 triệu tấn. Chỉ tính riêng lượng phụ phẩm thủy, hải sản (chiếm tỷ trọng bình quân 54% khối lượng) đã lên đến gần 4,86 tấn, nếu không được đưa vào khai thác/sử dụng một cách hợp lý mà thải bỏ ra môi trường sẽ gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm. Tại Việt Nam, với công nghệ xử lý truyền thống, chỉ 23% trong tổng số lượng phụ phẩm thải bỏ được dùng vào việc sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như phân bón hoặc thức ăn chăn nuôi và 7% dùng vào việc sản xuất sản phẩm có giá trị tăng cao, hơn một nửa lượng phụ phẩm còn lại bị thải bỏ. Trong khi ở các nước ngành phụ phẩm phát triển, trung bình có thể xử lý được 75%. Thậm chí ở Na Uy, có đến 95% lượng phụ phẩm được tái sử dụng, ngành công nghiệp phụ phẩm gần như đạt hiệu quả tối ưu.
Riêng về ngành tôm, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. Sản lượng tôm Việt Nam năm 2014 đạt gần 600.000 tấn và dự kiến đạt 800.000 tấn đến năm 2020. Phụ phẩm tôm chiếm tỷ trọng bình quân ở mức 35 – 45% trọng lượng cơ thể (tùy theo loại tôm sú, tôm thẻ…), ngoài ra, protein trong đầu tôm còn có chứa carotenoids (một dạng sắc tố hữu cơ, chủ yếu là astaxanthin – sắc tố có màu đỏ thẫm), đầu vỏ tôm còn là nguyên liệu tốt nhất trong số các nguyên liệu làm chitin/chitosan.
Với kỳ vọng đưa ngành chế biến phụ phẩm trở thành một trong những ngành nghề trọng điểm đáp ứng xu hướng “Không chất thải – zero waste” toàn cầu (tận dụng triệt để nguyên liệu đầu vào – giảm thiểu tối đa lượng chất thải đầu ra), VNF đã lên kế hoạch đầu tư khai thác “mỏ vàng” phụ phẩm này tại Việt Nam. Qua nhiều năm nghiên cứu, ứng dụng, đến nay VNF đã sản xuất thành công rất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu đầu vỏ tôm. Có thể phân ra 4 nhóm sản phẩm chính, trong đó có một số sản phẩm tiêu biểu đã và đang được thị trường tiêu thụ trong nước chấp nhận, gồm:
Nhóm thực phẩm/nguyên liệu sản xuất thực phẩm: Bột tôm, dịch đạm tôm. Sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất thực phẩm (sợi mì, gia vị mì, snack, gia vị snack, sốt các loại…), nấu ăn (nêm nếm) hoặc ăn trực tiếp, nhằm tăng hương vị và dinh dưỡng tự nhiên cho sản phẩm. Đây là bước tiến lớn trong ngành khi dịch đạm của VNF có thể dùng để thay thế cho các hóa chất hương liệu, phụ gia tổng hợp có hại cho sức khỏe người dùng; Đồng thời đảm bảo chất lượng cao và giá thành cạnh tranh. Do đó, VNF đã nhận được nhiều quan tâm từ các đối tác lớn trong ngành thực phẩm.
Nhóm thức ăn chăn nuôi/Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi: Chất dẫn dụ: Dịch tôm thủy phân, dịch mực thủy phân. Sử dụng làm nguyên liệu thức ăn thủy sản. Bổ sung chất dinh dưỡng, mùi dẫn dụ hấp dẫn, kích thích tôm cá bắt mồi nhanh và hiệu quả. Nhiều nhóm các trường đại học trong ngành thủy sản và nông nghiệp đã thực hiện khảo nghiệm hiệu quả của SSE nghiên cứu trên cá rô phi, heo và cá tra đã cho kết quả khả quan cả về mặt hiệu quả kinh tế và hiệu quả chăn nuôi. Cụ thể, SSE cho kết quả vượt trội ở heo, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) giảm đáng kể từ 2,44 xuống 2,15, dẫn đến chi phí thức ăn giảm 11%, doanh thu tăng 31% và lợi nhuận tăng 42%. Kết quả tương tự cho thực nghiệm trên cá tra và cá rô phi, việc sử dụng SSE giúp tăng tỷ lệ sống sót cho vật nuôi 8 – 12% và tăng lợi nhuận 15 – 25% so nhóm đối chứng. Việc nghiên cứu thành công dòng sản phẩm chất dẫn dụ được xem như một bước đột phá, tạo ra giá trị gia tăng hoàn toàn mới cho ngành phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Nhóm nguyên liệu sử dụng cho ngành dược phẩm/công nghiệp: Chitin/Chitosan là những polysaccharide (phân tử carbohydrate) nguồn gốc tự nhiên, chiết xuất từ vỏ tôm tươi với khả năng sát khuẩn và tạo màng sinh học, có thể ứng dụng đa dạng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: Y sinh học và dược phẩm; Hóa chất và công nghiệp; Mỹ phẩm; Thực phẩm và Dinh dưỡng; Bảo quản trái cây, rau củ quả; Xử lý nước thải; Nông nghiệp. Theo báo cáo của Global Industry Analysts – GIA, năm 2015, giá trị thương mại của Chitosan ước đạt 20 tỷ USD. Hiện, VNF đang tiếp tục hợp tác với các tổ chức nghiên cứu ở châu Âu, Đại học Harvard và Đại học Nha Trang… để nghiên cứu sâu hơn về dẫn xuất chitosan, vì đây là nguyên liệu càng nghiên cứu ứng dụng sâu, giá trị mang lại càng cao.
Nhóm phân hữu cơ vi sinh: Tận dụng bùn thải thu được sau quá trình sản xuất của VNF kết hợp với một số vi sinh có lợi cho đất và cây trồng tạo ra phân bón hữu cơ vi sinh.
Sản phẩm VNF đã và đang được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines, Malaysia… VNF xác định tầm nhìn của Công ty là trở thành nhà sản xuất đạm và thực phẩm hàng đầu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, tạo ra các sản phẩm giá trị cao cho khách hàng. Không chỉ dừng lại là một doanh nghiệp chế biến phụ gia cho các ngành, giá trị lớn nhất mà VNF mang lại đó là tư duy khác biệt về giá trị đầu vỏ tôm, đầu tư mạnh cho công nghệ và quan tâm đến vấn đề môi trường.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về xử lý phụ phẩm thủy sản bằng phương pháp sinh học thân thiện với môi trường giữa 3 bên Công ty Brenntag Việt Nam, VNF và Trường Đại học Nha Trang
Thách thức lớn nhất mà bất cứ doanh nghiệp nào bước chân vào sân chơi “biến rác tôm thành vàng” cũng phải đối mặt là việc đầu vỏ tôm sẽ bị phân hủy trong vòng 4 giờ đồng hồ nếu không được bảo quản lạnh đủ tiêu chuẩn. VNF giải bài toán này bằng việc đặt nền móng xây dựng 2 nhà máy gần bên các nhà máy chế biến tôm lớn nhất trong khu vực. Cách làm này giúp giảm thiểu chi phí lập các điểm thu mua lưu động, kiểm soát đồng bộ chất lượng phụ phẩm đầu vào của tất cả các nhà máy sản xuất tôm ngay tại nguồn, chủ động được sản lượng thu mua phục vụ công tác điều tiết giá và năng suất thành phẩm.
Bên cạnh đó, VNF cũng rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ chất lượng sản phẩm từ khâu thu mua nguyên liệu, vận chuyển về nhà máy, sản xuất và lưu kho. 100% nguyên liệu phụ phẩm giữ được độ tươi được lấy trực tiếp từ các nhà máy thủy, hải sản lớn trong vùng. Phòng lạnh/kho cấp đông/xe tải đông lạnh đảm bảo yêu cầu bảo quản sản phẩm. Toàn bộ thành phẩm/thứ phẩm được thu gom bằng hệ thống băng chuyền đảm bảo vệ sinh và giảm thiểu thất thoát. Tất cả nguyên liệu/xe/phuy/đồ chứa sau khi được bốc dỡ sẽ được rửa bằng nước sạch thông qua hệ thống thủy lực áp suất cao. Toàn bộ việc sản xuất được tổ chức quản lý chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn ISO, GMP, HACCP. Thông qua bộ nhật ký công việc và kiểm tra chất lượng định kỳ cho phép sớm phát hiện những lỗi hoặc sự cố phát sinh. Tất cả thành phẩm cũng được kiểm tra độc lập sau khi sản xuất và định kỳ lưu kho.
Nhờ có chiến lược phát triển phù hợp, VNF đã liên tục cho ra đời nhiều sản phẩm cải tiến giá trị cao, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng và thân thiện môi trường; Từ đó, chẳng những đảm bảo khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, mà còn góp phân nâng cao giá trị phụ phẩm tôm, biến “mỏ vàng phụ phẩm” thành một ngành công nghiệp mới thực sự cho nước nhà.