Ngành Tâm lý học gồm những chuyên ngành nào? đâu là hướng đi phù hợp với bạn?

Có nên du học ngành tâm lý học?

Việc du học ngành tâm lý học đem lại một số lợi ích như sau:

Chương trình đào tạo tâm lý học tại nước ngoài giúp bạn mở rộng tầm nhìn về các chuẩn mực văn hóa đa dạng, bổ sung vốn kiến thức tâm lý. Vì các chuẩn mực văn hóa khác nhau sẽ ảnh hưởng nhiều tới hành vi, cảm xúc của con người, việc đi du học ngành tâm lý sẽ nâng cao khả năng nhận thức, mở mang hiểu biết, một hướng tiếp cận mới trong một môi trường văn hóa và môi trường đại học khác.

Một trong những nỗi băn khoăn lớn của nhiều sinh viên hiện nay là khi nghe nói đến nghề tâm lý học chỉ có thể là bác sĩ. Sự thật là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều sử dụng tâm lý học. Vì vậy, cơ hội tìm việc làm ngành tâm lý học sau tốt nghiệp rất cao.

Học phí phù hợp là một lý do cho việc du học ngành tâm lý học gần đây rất phổ biến khi so sánh học phí với các ngành học khác. Tâm lý học đứng  đầu danh sách các ngành có mức học phí phù hợp với thu nhập của Việt Nam. Ngoài ra, nhiều trường đại học Việt Nam và nhiều tổ chức tài chính tạo điều kiện về tài chính cho sinh viên đi du học ngành tâm lý học. Bên cạnh đó, nếu có học lực tốt, bạn hoàn toàn có thể giành học bổng của các trường đại học danh tiếng nước ngoài.

Tại sao ngành tâm lý học lại được quan tâm?

Ngày nay, cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, công việc cũng đầy áp lực khiến một số người cảm thấy bế tắc trong chính cuộc sống của mình, thường sẽ mắc các bệnh có liên quan đến tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, hành vi, stress,…

Và để có thể giải quyết vấn đề này, họ thường tìm đến các nhà tâm lý học để nhận được lời khuyên, giải tỏa áp lực qua sự tư vấn của họ. Đây là những chuyên gia tâm lý, họ giúp người mắc bệnh định hình lại hành vi, giải tỏa bế tắc. Vì vậy, ngành tâm lý học rất được quan tâm, nhất là các nước phát triển.

Một số trường đại học xét tuyển ngành tâm lý học với đa dạng các tổ hợp môn, như khối A, B, C, D, cụ thể là::

Với đa dạng các tổ hợp môn, các thí sinh sẽ có nhiều lựa chọn phù hợp với năng lực của bản thân để có thể đăng ký vào ngành tâm lý học.

Có nên học thạc sỹ, tiến sỹ tâm lý?

Việc học thạc sĩ tâm lý học sẽ đem lại một số cơ hội về việc làm cho bạn như triển vọng công việc tốt hơn, là một bước đệm để trở thành chuyên gia tâm lý, có thêm một tấm bằng thạc sĩ là một thành tựu lớn của bạn, mở rộng cánh cửa việc làm của bạn, được làm ở các vị trí cao hơn, tiến xa trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.

Đồng nghĩa với cơ hội công việc tốt hơn thì thu nhập sẽ cao hơn. Việc học thạc sĩ tâm lý học sẽ nâng cao khả năng hiểu biết của bạn, bằng thạc sĩ giúp tăng cơ hội thăng tiến, dẫn đến mức lương cao hơn, thu nhập cao lên nhanh hơn.

Hiện nay, ngành tâm ký học tại Việt Nam là một ngành khoa học khá mới mẻ, nên chưa có sự phát triển mạnh về giáo dục ngành tâm lý học Đây cũng chính là nỗi băn khoăn của nhiều bạn trẻ khi lựa chọn ngành này trong những năm học đại học. Vì vậy, bạn có thể chọn du học ngành tâm lý học để có một nền tảng kiến thức tâm lý học và khả năng ứng dụng thực tế cao hơn.

Học thạc sĩ tâm lý sẽ mất khoảng 2 năm, hãy chắc chắn bạn sẽ có đủ thời gian để trau dồi thêm kiến thức trong 2 năm đó để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc vì học phí thạc sĩ, tiến sĩ sẽ tốn một khoản tiền kha khá. Mặc dù nhiều sinh viên có gia đình hỗ trợ tài chính nhưng vẫn có nhiều sinh viên phải tự lập để trang trải việc học và sinh hoạt của mình.

Ngành Tâm lý học gồm những chuyên ngành nào?

Hiện nay, ngành Tâm lý học tại UEF được đào tạo với 2 chuyên ngành chính:

Tham vấn tâm lý: Đây là chuyên ngành bao gồm những nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực rộng lớn khác nhau: đào tạo và đầu ra; giám sát và đào tạo; tư vấn và phát triển hướng nghiệp; can thiệp và sức khỏe. Một số chủ đề chính mà các nhà tham vấn tâm lý thường tập trung vào bao gồm vấn đề về tài chính và sức khỏe, môi trường tương giao cá nhân, giáo dục và phát triển hướng nghiệp, các tương giao ngắn hạn và tập trung vào tính toàn thể của nhân cách. Khi theo học chuyên ngành này, sinh viên được trang bị kiến thức về tiến trình tham vấn tâm lý, các loại hình và phương pháp tham vấn tâm lý,... Trong quá trình học, các bạn sẽ được đào tạo bài bản về kỹ năng giao tiếp, cách tiếp cận đối tượng cần tham vấn, khả năng thấu cảm, giải quyết vấn đề của đối tượng cần tham vấn,... Chuyên ngành Tham vấn tâm lý tại UEF sẽ có các môn học: Tham vấn học đường và hướng nghiệp; Tham vấn giới tính, tình yêu, hôn nhân và gia đình; Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật,... Tâm lý học kinh tế và truyền thông: Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được tiếp cận các kiến thức liên quan đến Tâm lý học kinh tế, tâm lý học quản trị kinh doanh, phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, tổ chức sự kiện,… Mỗi môn học đều được thiết kế, xây dựng chương trình phù hợp với thực tiễn, dễ tiếp thu nhằm cung cấp những kiến thức từ căn bản đến chuyên sâu cho người học. Theo đó, sinh viên sẽ nghiên cứu nền tảng tâm lý các hành vi kinh tế của cá nhân và quan tâm tác động của kinh tế đến tâm lý của con người, xây dựng các mô hình thực nghiệm để tìm kiếm nguyên nhân và kết quả của các hành vi kinh tế, nghiên cứu các hành vi như tiết kiệm, nợ nần, nộp thuế,… Bên cạnh đó, sinh viên học cách ứng dụng tâm lý học vào hoạt động quản trị kinh doanh như một nghệ thuật tác động vào tính tích cực của người lao động, thúc đẩy họ làm việc. Không chỉ vậy, sinh viên sẽ được hướng dẫn về quy trình tổ chức, lập kế hoạch, triển khai, giám sát, xử lý quá trình tổ chức một sự kiện, cách tổ chức phiên phỏng vấn, sử dụng kết quả phỏng vấn, biên tập bài phỏng vấn phù hợp với định dạng truyền thông. Giảng viên cũng sẽ cung cấp đến các bạn những kỹ năng cần thiết trong trả lời phỏng vấn, tư vấn đối thoại truyền thông, trả lời phỏng vấn trong khủng hoảng và trả lời phỏng vấn trong các dạng hoạt động quan hệ công chúng khác.

Ngành tâm lý học trường nào tốt tại Việt Nam?

Một số bạn học sinh thắc mắc nên theo học ngành tâm lý học trường nào ở Việt Nam, dưới đây là một số trường đào tạo ngành tâm lý học rất tốt và có tiếng:

Điểm trúng tuyển ngành Tâm lý học là bao nhiêu?

Những tổ hợp môn trên được các trường áp dụng cho tất cả các phương thức tuyển sinh mà trường đó đưa ra trong đề án tuyển sinh của mình. Trong đó, phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT là hình thức tuyển sinh được áp dụng tại tất cả các trường nói trên. Riêng một số trường, có áp dụng thêm phương thức xét tuyển học bạ THPT, xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM để tạo thêm cơ hội lựa chọn, mở thêm cơ hội vào đại học cho những thí sinh có năng lực học tập tốt.

Năm 2025, HUTECH có 2 phương thức xét tuyển học bạ

Chẳng hạn, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) có 2 phương thức xét tuyển học bạ THPT ngành Tâm lý học: xét tuyển học bạ theo Tổng điểm Trung bình 3 môn năm lớp 12, xét tuyển học bạ theo tổng điểm Trung bình 3 học kỳ, xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) 2025 của ĐHQG TP.HCM, xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá đầu vào V-SAT năm 2025 do Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá Chất lượng Giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) tổ chức. Cụ thể:

Phương thức 1: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đạt điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đại học do HUTECH quy định (Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT).

Thời gian xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT

Phương thức 2: Xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) 2025 của ĐHQG TP.HCM

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Tham gia kỳ thi và có điểm thi đạt từ ngưỡng chất lượng đầu vào HUTECH quy định. (Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Thời gian xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT

Phương thức 3: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn năm lớp 12

Tổng điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp 3 môn từ 18 điểm trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên). Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Tổ hợp xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Anh); C01 (Toán, Văn, Lý); D01 (Toán, Văn, Anh)

Phương thức 04: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ (lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12)

Phương thức 05: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá đầu vào V-SAT năm 2025 do Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá Chất lượng Giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) tổ chức.

Bên cạnh việc tìm hiểu "ngành Tâm lý học xét tuyển những môn nào?", thí sinh cũng cần chú ý tham khảo thêm điểm trúng tuyển ngành này của các trường ở những năm trước để có thể lựa chọn trường phù hợp với khả năng của mình.    Có thể nói, việc nắm rõ “ngành Tâm lý học xét tuyển những môn nào?” và điểm chuẩn trúng tuyển ngành này vào các trường ở những năm trước ra sao sẽ là tiền đề để các bạn có thể tập trung ôn tập những môn học thế mạnh và lựa chọn trường đào tạo phù hợp nhất với năng lực bản thân. Tất nhiên, bên cạnh đó, việc tìm hiểu kỹ hơn về ngành Tâm lý học như mục tiêu đào tạo, cơ hội việc làm, tố chất phù hợp với ngành,…sẽ luôn luôn là một điều cần thiết giúp bạn đến với giấc mơ nghề nghiệp của mình tự tin và chủ động hơn.

TT. Marketing & Phát triển thương hiệu

Khéo léo, biết lắng nghe và chia sẻ

Đây được xem là nhóm kỹ năng quan trọng mà một nhà tâm lý phải có. Vì đặc thù ngành nghề này đòi hỏi phải có sự tương tác nhiều giữa người với người, nói chính xác hơn, phải lắng nghe, hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của đối phương để từ đó tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề của họ. Trong quá trình tư vấn, không nên khai thác mọi chi tiết về cuộc sống của khách hàng. Sự tò mò quá mức có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái và đánh mất sự tin tưởng. Tự bản thân bạn phải biết đâu là điểm dừng và đừng để bị cuốn quá nhiều theo câu chuyện của đối phương mà quên đi trọng tâm của vấn đề.

Để có thể thành công trong nghề, việc xác định “Học ngành Tâm lý học cần những tố chất nào?” là rất quan trọng

Linh động, biến hóa trong mọi tình huống

Cũng như mọi ngành khác, mọi thứ trong tâm lý học không phải luôn luôn diễn ra như kế hoạch. Có nhiều vấn đề phát sinh buộc nhà tâm lý học phải giải quyết. Nhà tâm lý giỏi cần phải biết linh động, biến hóa trong mọi tình huống. Kỹ năng này bạn có thể rèn luyện thông qua việc xác định vấn đề, đặt giả thuyết, lên kế hoạch thu thập và phân tích dữ liệu,...

Thích khám phá, nghiên cứu thế giới nội tâm

Khi đối diện với vấn đề tâm lý, bạn sẽ phải xem xét tài liệu về các chủ đề khác nhau hoặc thu thập dữ liệu để tiến hành thử nghiệm riêng của mình. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng bao giờ cũng tìm kiếm một nhân viên có khả năng tự trau dồi kiến thức chuyên môn. Kỹ năng học ở đây không hẳn chỉ từ sách vở mà còn từ các trải nghiệm trong cuộc sống. Với việc không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước sẽ giúp bạn nâng cao trình độ và tay nghề nhằm mục đích đáp ứng đúng yêu cầu nghề nghiệp cũng như kì vọng của tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh các yếu tố kể trên, một nhà Tâm lý học còn phải có tính cởi mở, kiên nhẫn và chịu được áp lực cao trong công việc, có khả năng nhìn nhận và phát hiện vấn đề,...  Cùng với xu hướng phát triển không ngừng của ngành Tâm lý học trong thời kì hội nhập hiện nay, chương trình đào tạo ngành Tâm lý học tại UEF bên cạnh kiến thức nền tảng còn chú trọng phát triển các kĩ năng chuyên môn, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ. Chính vì lẽ đó, sinh viên tốt nghiệp đều tạo được ấn tượng tốt đẹp trong mắt các nhà tuyển dụng. Trên đây là những tố chất quan trọng của một chuyên gia tâm lý tương lai. Mong rằng bài viết “Học ngành Tâm lý học cần những tố chất nào?” đã phần nào giúp các bạn định vị được bản thân và đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.