Trường Đại học Duy Tân được thành lập ngày 11/11/1994, là một trong 5 trường đại học dân lập đầu tiên của cả nước và là trường đại học dân lập đầu tiên của miền Trung. Năm 2015, Trường đã chuyển đổi sang loại hình Tư thục. Ngày 7/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1115 chuyển trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân, là 1 trong 8 đại học của Việt Nam và cũng là cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập đầu tiên (và duy nhất, tính đến nay) ở Việt Nam được chuyển đổi mô hình thành “Đại học”.

II. VỊ TRÍ, KHUÔN VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM AN HUY

Đại học Sư phạm An Huy nhìn từ trên cao

Đại học Sư phạm An Huy nằm tại thành phố cảng quan trọng của Trung Quốc – thành phố Vu Hồ, tỉnh An Huy. Trường cũng gần các danh lam thắng cảnh đẹp như Núi Vàng, Núi Phật giáo Jiuhua, các làng cổ. Giao thông đi lại giữa An Huy với Nam Kinh và Thượng Hải rất thuận tiện đã biến Đại học Sư phạm An Huy là nơi học tập lý tưởng cho sinh viên quốc tế.

Hiện tại, Đại học Sư phạm An Huy có ba cơ sở với diện tích hơn 3300 Mu (khoảng 230 ha), diện tích xây dựng khoảng 7,2 triệu mét vuông.

Khuôn viên trường với màu xanh mát mắt

Thư viện của trường có tổng số 2,576 triệu tập sách, trong đó có hơn 600 loại bộ sưu tập cổ điển phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên. Ngoài ra, nó cũng có ngân hàng tài nguyên và dữ liệu trong nước và quốc tế.

I. ĐÔI NÉT VỀ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM AN HUY

Cổng chính Đại học Sư phạm An Huy

Đại học Sư phạm An Huy (Anhui Normal University -安徽师范大学) là trường đại học trọng điểm trực thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc. Đây cũng là trường đại học được thành lập sớm nhất tỉnh An Huy và được phê chuẩn tiếp nhận lưu học sinh và đào tạo nghiên cứu sinh thạc sĩ, tiến sĩ.

Tiền thân của trường là Đại học An Huy được thành lập tại An Khánh năm 1928. Năm 1946, nó được đổi tên thành Đại học Quốc gia An Huy. Sau nhiều lần hợp nhất và biến đổi, năm 2005, Đại học Sư phạm An Huy mới chính thức được “khai sinh”.

Trải qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển, Đại học Sư phạm An Huy đã đào tạo được gần 300.000 chuyên gia cấp cao cho Trung Quốc. Trường cũng được chọn là một trong những trường đại học trọng điểm cấp tỉnh trong hệ thống các trường đại học tại Trung Quốc.

III. ĐÀO TẠO TẠI ĐẠI HỌC SƯ PHẠM AN HUY

Đại học Sư phạm An Huy là một trong những tổ chức giáo dục đại học sớm nhất được nhà nước chỉ định để nhận học bổng quốc tế của chính phủ Trung Quốc. Đây cũng là một trong những cơ sở quốc gia đầu tiên về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc cho người Hoa ở nước ngoài. Từ năm 1985, trường đã nhận được gần 3000 sinh viên nước ngoài từ hơn 40 quốc gia để đào tạo dài hạn và ngắn hạn.

Trường có hơn 2.350 giảng viên, trong đó có hơn 1.560 giáo viên toàn thời gian. Giáo sư, phó giáo sư và các chức danh cao cấp khác của hơn 960...

Đại học Sư phạm An Huy là trường đa ngành trọng điểm nên có đầy đủ các ngành đào tạo như: Văn học, lịch sử, triết học, kinh tế, quản lý, luật, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, nông học, nghệ thuật,...

Đại học Sư phạm An Huy là một trong những trường đại học đầu tiên trong cả nước được nhận vào học sinh quốc tế được tài trợ công khai. Đây cũng là cơ sở giáo dục Quốc gia Trung Quốc và Trung tâm xúc tiến quốc tế Trung Quốc An Huy.

Trường thiết lập mối quan hệ hợp tác mật thiết với nhiều trường đại học trên thế giới

Trường cũng thiết lập mối quan hệ hợp tác mật thiết với nhiều trường trên toàn thế giới. Đến tháng 3 năm 2019, Đại học Sư phạm An Huy đã tiếp nhận hơn 5.000 sinh viên theo học tập từ hơn 30 quốc gia và khu vực như: Hoa Kỳ, Anh, Đức, Phần Lan, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,...

Xem thêm: Thư viện Đại học An Huy vẫn chật kín người dù trường đã cho nghỉ Tết

Bí quyết viết thư giới thiệu quyền lực ‘ẵm’ trọn học bổng du học Trung Quốc

Hàng năm, Đại học Sư phạm An Huy đều cấp một số suất học bổng du học Trung Quốc cho sinh viên nước ngoài muốn theo học tại trường. Nếu muốn apply hồ sơ tại trường nhưng chưa biết làm thế nào, hãy nhanh chóng nhấc điện thoại và gọi đến hotline của Nguyên Khôi - 0983.947.269 để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

==============================================================

Mọi thắc mắc cần hoặc ý kiến đóng góp cho chúng tôi vui lòng liên hệ:

DU HỌC & TIẾNG TRUNG NGUYÊN KHÔI

CS1: 08, Park2, Time City, Minh Khai, Hà Nội CS2: Tầng 8, 148 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0965.055.855 – 0983.947.269 – 0965.115.155

Chiều ngày 6/9, một nhóm chuyên gia độc lập xếp hạng đại học Việt Nam đã công bố xếp hạng đối với 49 trường đại học Việt Nam. Theo đó, ĐH Quốc gia Hà Nội đứng đầu trong bảng xếp hạng.Nhóm chuyên gia thực hiện dự án xếp hạng đại học Việt Nam này gồm: TS. Lưu Quang Hưng , Melbourne, Australia; TS. Nguyễn Ngọc Anh, DEPOCEN, Việt Nam; TS. Giáp Văn Dương, GiapGroup, Việt Nam; TS. Ngô Đức Thế, Đại học Manchester, Anh Quốc; ThS. Trần Thanh Thủy , DEPOCEN, Việt Nam; ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền , Đại học Sư phạm TPHCM, Việt Nam

Những nhà khoa học tham gia Ban cố vấn và góp ý để hoàn thiện báo cáo là GS. Trần Nam Bình , Đại học New South Wales, Australia; GS. Lê Văn Cường , Đại học Paris 1, Pháp.

Nhóm đã thực hiện trong ba năm, lựa chọn trong hơn 100 trường đại học để công bố kết quả xếp hạng 49 trường đại học Việt Nam có đầy đủ số liệu nhất.

Theo đó, top 10 trường đứng đầu trong danh sách này là Đại học Quốc gia Hà Nội (1), Trường Đại học Tôn Đức Thắng (2), Học viện Nông nghiệp (3), Đại học Đà Nẵng (4), Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (5), Trường Đại học Cần Thơ (6), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (7), Đại học Huế (8), Trường Đại học Duy Tân (9), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (10).

Điều gây ngạc nhiên là một số trường đại học trẻ, ít được biết đến hơn lại chiếm lĩnh vị trí cao trong bảng xếp hạng. Trường Đại học Tôn Đức Thắng vươn lên đứng thứ 2 về tổng thể, chỉ sau Đại học Quốc gia Hà Nội . Điều này có được là do thành tích vượt trội về công bố quốc tế, phản ánh thành quả của chính sách khuyến khích các tác giả trong và ngoài nước tham gia hợp tác để có ấn phẩm quốc tế đứng tên trường. Một trường khác là Đại học Duy Tân cũng có những đầu tư bài bản để vươn lên thứ hạng cao (9), chủ yếu là nhờ thành tích trong công bố quốc tế (thứ 3).

Các trường đại học thuộc khối kinh tế có tiếng đều có xếp hạng trung bình – mặc dù các cơ sở giáo dục đại học này đều có điểm thi đầu vào luôn thuộc top 10-30% của phổ điểm, sinh viên năng động, ra trường dễ kiếm được việc làm và được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Cụ thể, trường Đại học Ngoại thương chỉ đứng ở vị trí giữa (thứ 23), cao hơn một chút so với các trường cùng ngành khác là trường Đại học Thương mại (thứ 29), trường Đại học Kinh tế Quốc dân (thứ 30) và Học viện Tài chính (thứ 40), Học viện Ngân hàng xếp thứ 47.

Nguyên nhân chủ yếu là sự hiện diện của các trường này trên các ấn phẩm khoa học quốc tế còn mờ nhạt, đồng thời có thể quy mô đào tạo lớn hơn so với năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ (đo bằng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trên sinh viên). Đó là những rào cản và thách thức cho những nỗ lực cải cách của các trường này trong thời gian tới.

Các thước đo xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thành bộ tiêu chí do nhóm chuyên gia đưa ra là: 40% (nghiên cứu khoa học), 40% (giáo dục đào tạo) và 20% (cơ sở vật chất và quản trị).

Đánh giá và xếp hạng đại học đang là xu thế diễn ra của các quốc gia trên thế giới. Động lực chủ yếu của xu thế này là đòi hỏi nâng cao hơn nữa chất lượng và tính minh bạch của các cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh một thế giới cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng.

Ở Việt Nam, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương phân tầng và xếp hạng các trường đại học và cao đẳng nhưng, hiện chưa có một bảng xếp hạng toàn diện các cơ sở giáo dục đại học chính thức nào được công bố.

Chính vì vậy, nhóm thực hiện nghiên cứu với mục đích khuyến khích các trường đại học minh bạch hóa thông tin về cơ sở của mình cũng như đẩy nhanh quá trình đổi mới tiệm cận các chuẩn mực quốc tế.

Mục đích nhằm đề xuất một bộ tiêu chí giúp so sánh các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Bộ tiêu chí được lựa chọn sao cho có thể đo lường được bằng số liệu công khai và tự kiểm chứng độc lập.

Các nguyên lý được nhóm nghiên cứu áp dụng khi thiết lập bảng xếp hạng này là phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, định lượng, khả tín, khách quan và khuyến khích các trường hướng tới chuẩn mực quốc tế.

Chẳng hạn, khi đánh giá các cơ sở giáo dục, nhóm không tính các bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước vào tiêu chí xếp hạng nếu như các tạp chí này không nằm trong danh mục ISI bởi hai lý do cho việc này. Thứ nhất, ở Việt Nam chưa có một cơ sở dữ liệu công khai nào về các ấn phẩm, tạp chí khoa học trong nước dưới dạng điện tử để người dùng có thể tra cứu các nghiên cứu đã xuất bản.

Thứ hai, nhóm nghiên cứu cho rằng muốn nâng cao chất lượng nghiên cứu, việc hướng các công trình của mình đăng trên những tập san khoa học quốc tế có chất lượng là điều nên khuyến khích, cũng là một trong những mục tiêu của nhóm khi xây dựng bảng xếp hạng này.

Thay vào đó, nhóm sử dụng thông tin về số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có chất lượng làm thước đo đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của trường. Một số tạp chí của Việt Nam cũng đã có mặt trong các danh mục này, và đương nhiên các bài báo đăng trên các tạp chí này đều được tính trong xếp hạng của nhóm.

Những nguyên tắc ấy được hình thành và sử dụng xuyên suốt trong quá trình xây dựng bảng xếp hạng, bao gồm: thu nhập số liệu, đưa ra các giả thiết và chấp nhận hạn chế, lựa chọn các thước đo về nghiên cứu khoa học, về giáo dục đào tạo và về cơ sở vật chất và quản trị hay thiết lập bộ tiêu chí với trọng số tương ứng.

ĐH Quốc gia Hà Nội đứng đầu bảng xếp hạng 49 trường đại học Việt Nam

Theo nhóm nghiên cứu, Bảng xếp hạng có thể được nhiều đối tượng khác nhau sử dụng. Đối với chính phủ, đây có thể được xem như một tài liệu tham khảo độc lập và sơ lược về một số chọn lọc cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Đối với học sinh và phụ huynh, bảng xếp hạng có thể được xem dùng phác họa về tương quan giữa các trường này trước khi đi sâu vào tìm hiểu về trường và ngành nghề mình cần quan tâm.

Đối với chính các cơ sở giáo dục đại học, bảng xếp hạng có thể được xem như một lăng kính giúp các trường nhìn lại những mặt mạnh và yếu của mình trong so sánh với cơ sở giáo dục bậc cao khác ở Việt Nam.

Được biết, nhóm nghiên cứu triển khai thực hiện sáng kiến giáo dục độc lập và phi lợi nhuận xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Để đảm bảo sự khách quan, nhóm nghiên cứu không chịu sự ràng buộc với bất kỳ cơ sở giáo dục nào được đánh giá, không nhận tài trợ từ phía họ, cũng như không chịu một tác động bên ngoài nào trong quá trình xây dựng tiêu chí xếp hạng.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh: "Bảng xếp hạng này chỉ có ý nghĩa tham khảo. Đánh giá một cơ sở giáo dục đại học cần rất nhiều tham số, thậm chí có những tham số không thể định lượng được. Kết quả của bảng xếp hạng chỉ phản ánh một phần chất lượng của cơ sở giáo dục. Vị trí cao thấp giữa hai cơ sở giáo dục đại học hoàn toàn không có nghĩa trường này “tốt” hơn trường kia ở tất cả các mặt.

Bên cạnh đó, những trường nằm ngoài bảng xếp hạng không có nghĩa chúng có chất lượng “kém” hơn những trường được nếu trong báo cáo này. Chúng tôi do đó khuyến cáo không nên dùng những chỉ số kỹ thuật này làm thước đo chất lượng tổng thể của một cơ sở giáo dục đại học, một nhiệm vụ cần những đánh giá về giáo dục toàn diện và đầy đủ hơn".

Bảng xếp hạng 49 trường đại học Việt Nam do nhóm nghiên cứu độc lập thực hiện như sau:

Điểm xếp hạng tổng thế

Nghiên cứu khoa học

Giáo dục và đào tạo

Cơ sở vật chất và quản trị

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội

HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

*Nhóm nghiên cứu không đưa vào trong danh sách này cơ sở giáo dục thuộc khối an ninh, quân đội, chính trị (Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện Quốc phòng, v.v..), các cơ sở giáo dục đại học mới thành lập, một số trường liên kết với nước ngoài, một số cơ sở giáo dục đại học địa phương, chủ yếu vì thiếu số liệu công khai hoặc đáng tin cậy. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu chưa xếp hạng các trường cao đẳng hoặc tương đương.

(Nguồn:http://dantri.com.vn/su-kien/lan-dau-tien-cong-bo-xep-hang-49-truong-dai-hoc-viet-nam-20170906205621301.htm)