Khi nhắc đến thị trường lao động, chúng ta không chỉ nhắc đến thị trường lao động chung, người ta còn nhắc đến các phân lớp khác như thị trường lao động theo vị trí địa lý hay thị trường lao động theo trình độ kỹ năng.
Ý nghĩa của thị trường lao động
Thị trường lao động đóng vai trò và có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội. Phát triển thị trường lao động sẽ có tác động mạnh mẽ đối với người lao động cũng như thu hút nhà đầu tư.
Những ý nghĩa của thị trường lao động
Hàng hóa sức lao động có tính không đồng nhất
Một đặc trưng tiếp theo của thị trường lao động là sự không đồng nhất. Chúng ta có thể thấy rằng các loại hàng hóa hay dịch vụ, đặc biệt là các loại hàng công nghiệp sẽ thường có sự chuẩn hóa, có sự đồng nhất cả về chất lượng và mẫu mã. Ngược lại, những hàng hóa sức lao động thì lại không có sự đồng nhất.
Mỗi cá nhân, mỗi người lao động đều có những đặc điểm khác nhau như tuổi tác, giới tính, khả năng làm việc, thể lực, mục tiêu làm việc,…. và tất cả những yếu tố, đặc điểm đó đều có sự ảnh hưởng nhất định đến năng suất làm việc và hiệu suất lao động.
Không chỉ có vậy, giữa những người lao động còn có sự khác biệt về văn hóa, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm. Mỗi một người lao động sẽ là sự tổng hợp những năng lực vốn có, sức lao động tự nhiên, kỹ năng cá nhân thông qua sự rèn luyện và học tập.Yếu tố kỹ năng thường được gọi là vốn nhân lực của từng người. Và chính những điều này tạo ra sự không đồng nhất của hàng hóa sức lao động.
Thị trường là gì, các loại thị trường và ví dụ về thị trường?
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa người mua và người bán. Nó là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa, nơi cung và cầu gặp nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
Các loại thị trường: Thị trường có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:
- Theo loại hàng hóa và dịch vụ:
+ Thị trường hàng hóa: Ví dụ như thị trường gạo, thị trường cà phê.
+ Thị trường dịch vụ: Ví dụ như thị trường du lịch, thị trường giáo dục.
+ Thị trường nông nghiệp: Ví dụ như thị trường lúa gạo, thị trường chăn nuôi.
+ Thị trường công nghiệp: Ví dụ như thị trường ô tô, thị trường điện tử.
+ Thị trường bán lẻ: Các cửa hàng, siêu thị.
+ Thị trường bán buôn: Các chợ đầu mối, kho hàng.
+ Thị trường trong nước: Các hoạt động mua bán diễn ra trong phạm vi quốc gia.
+ Thị trường quốc tế: Các hoạt động mua bán diễn ra giữa các quốc gia.
+ Thị trường hợp pháp: Các hoạt động mua bán tuân thủ quy định pháp luật.
+ Thị trường chợ đen: Các hoạt động mua bán không tuân thủ quy định pháp luật.
+ Thị trường gạo: Nơi diễn ra các hoạt động mua bán gạo giữa nông dân và các nhà buôn.
+ Thị trường chứng khoán: Nơi diễn ra các hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu giữa các nhà đầu tư.
+ Thị trường ô tô: Nơi diễn ra các hoạt động mua bán xe ô tô giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Thị trường là gì, các loại thị trường và ví dụ về thị trường? (Hình từ Internet)
Yếu tố tăng trưởng kinh tế Quốc gia
Một thị trường lao động phát triển với nguồn nhân lực dồi dào, hứa hẹn đáp ứng đủ số lượng nhân lực cho các công việc sản xuất kinh doanh sẽ là điều thu hút các nhà đầu tư. Vì lao động là yếu tố quan trọng, có thể ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, khi các nhà đầu tư nước ngoài quyết định thâm nhập bất cứ thị trường nào, họ đều quan tâm đến thị trường lao động tại quốc gia đó. Nếu Quốc gia sở hữu thị trường lao động đảm bảo cả về chất lượng và số lượng, điều này có thể giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi tham gia thị trường.
Từ đó, không chỉ tạo ra công ăn việc làm cho những người lao động, mà còn đem lại lợi nhuận cho Đất Nước, tạo ra nguồn động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế cho Đất Nước.
Giá cả được quyết định bởi cung và cầu
Trên thị trường lao động, giá cả của sức lao động được quyết định bởi quy luật cung – cầu lao động, và nó được biểu hiện rõ qua sự thỏa thuận giữ các bên bao gồm người lao động và người sử dụng lao động. Nó được thể hiện qua hình thái là tiền lương và tiền công.
Trong trường hợp cầu lao động nhỏ hơn cung lao động, giá cả của sức lao động sẽ giảm vfa sẽ ở mức thấp. Và ngược lại, trong trường hợp cung lao động nhỏ hơn cầu lao động, đặc biệt là đối với những người lao động có năng lực cao thì mức giá cả cho sức lao động sẽ cao hơn.
Giá cả trên thị trường lao động sẽ phụ thuộc vào cung cầu lao động
Xem thêm: CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ NHẤT
Tình hình thị trường lao động Việt Nam năm 2023
Điểm tích cực đầu tiên nhìn thấy tại thị trường lao động Việt Nam trong năm 2023 đó là tỷ lệ lao động trẻ đã tăng hơn. Theo thống kê, tỷ lệ người lao động trên 15 tuổi đã tăng 666,5 nghìn người so với năm trước.
Lực lượng lao động tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023
Trong số đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng tăng so với năm ngoái. Cụ thể tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nam tăng thêm 0,2 điểm phần trăm và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ tăng 0,4 điểm phần trăm.
Không chỉ có sự gia tăng về mặt lực lượng lao động, thị trường lao động Việt Nam cũng chứng kiến sự gia tăng về tỷ lệ việc làm. Cụ thể, số lao động có việc làm trong năm 2023 đã tăng 683 nghìn người so với năm 2022, tương ứng với 1,35%. Đáng mừng hơn, tỷ lệ người lao động có việc làm tăng ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị.
Bên cạnh đó, không chỉ gia tăng về mặt số lượng, chất lượng của lực lượng lao động tại Việt Nam cũng đã có nhiều cải thiện trong năm 2023. Theo báo cáo, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, có chứng chỉ trong năm 2023 đã tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022.
Không chỉ thế, thu nhập bình quân cũng có dấu hiệu tăng. Thu nhập bình quân tháng của lao động tại Việt Nam trong năm 2023 là 7,1 triệu, tăng 6,9% so với năm 2022. Đây không phải là một mức lương trung bình cao, nhưng cũng là một dấu hiệu tăng đáng mừng.
Điểm hạn chế đầu tiên cần nhắc đến chính là chất lượng của nguồn lao động trên thị trường lao động Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ người lao động qua đào tạo và có bằng cấp tại Việt Nam đã tăng, tuy nhiên, so với nhu cầu của thị trường là chưa đủ. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng vẫn là vấn đề cấp thiết.
Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành trong năm 2023 cũng chậm hơn. So với các năm trước, sự chuyển dịch trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp chậm hơn, trong khi đó, khu vực dịch vụ và công nghiệp không tăng nhiều.
Ngoài ra, số lượng lao động sử dụng hết tiềm năng vẫn chưa cao. Điều này chứng tỏ thị trường lao động Việt Nam vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Dẫn đến khó khăn trong việc phát triển thị trường lao động. Đây cũng là một trong những lý do vì sao tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao, cần phải giải quyết.
Xem thêm: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG NGÁCH - CHIẾN LƯỢC ĐẶC BIỆT DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG
Thị trường lao động là một thị trường rộng lớn và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của xã hội và quốc gia. Một thị trường lao động ổn định sẽ mang lại rất nhiều lợi ích và là bước đệm mạnh mẽ cho sự vươn lên của một đất nước.
Bài viết trên đây của Tiếng Anh giao tiếp Langmaster đề cập đến thị trường lao động là gì cũng như giải thích các khía cạnh xung quanh đó. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu nhiều hơn về thị trường lao động và có được những thông tin cần thiết phục vụ cho công việc của mình.