1. Kết hợp các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân (QPTD) gắn với thế trận an ninh nhân dân (ANND), “thế trận lòng dân” vững chắc luôn được coi là nền tảng “gốc rễ”, nghệ thuật đặc sắc, yếu tố quyết định tạo nên thế trận liên hoàn, toàn diện, rộng khắp, tổng hợp sức mạnh của dân tộc ta để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hoàn thiện thể chế xây dựng nền ANND

Thể chế hóa quan điểm của Đảng, khái niệm, nhiệm vụ, chủ thể xây dựng nền ANND, thế trận ANND đã được luật hóa trong Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân và các văn bản có liên quan.

Cụ thể, Luật An ninh quốc gia năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2023) quy định: “Nền ANND là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”. “Thế trận ANND là việc tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và các nguồn lực cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia”. Luật này cũng quy định cụ thể bốn nội dung cốt lõi của nhiệm vụ xây dựng nền ANND và thế trận ANND.

Luật Công an nhân dân năm 2018 (sửa đổi, bổ sung năm 2023, 2024) quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể từ trung ương đến cơ sở và lực lượng Công an nhân dân trong việc xây dựng nền ANND, thế trận ANND. Trong đó, lực lượng công an giữ vai trò nòng cốt xây dựng nền ANND, thế trận ANND.

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng thăm và làm việc tại Công an phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM ngày 20-9-2022. Ảnh: BCA

Ngoài ra, Luật Quốc phòng năm 2018 (sửa đổi, bổ sung năm 2023, 2024), Luật Dân quân tự vệ năm 2019 cũng đề cập nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận ANND.

Gần đây nhất là Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ sáu vào tháng 11-2023, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của lực lượng này là làm nòng cốt hỗ trợ công an cấp xã giúp UBND cùng cấp trong bảo vệ ANTT và xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Có thể thấy từ nhận thức lý luận, tư tưởng, quan điểm của Đảng đến việc hoàn thiện thể chế pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền ANND, thế trận ANND đã được bổ sung, phát triển ngày càng hoàn thiện.

Trong đó, thế trận lòng dân là nền tảng vững chắc để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và ANND. Đây là tư duy mới, là định hướng chiến lược của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh.

Hiện nay cả nước có hơn 4.300 mô hình trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, trong đó nhiều mô hình hoạt động hiệu quả theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải tại cơ sở, góp phần phòng ngừa, làm giảm tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt, có nhiều mô hình đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, tích cực tham gia. Nổi bật là các mô hình “tự phòng, tự quản”, “tổ liên gia”, “liên kết xây dựng vùng giáp ranh an toàn về ANTT”, “camera an ninh phòng, chống tội phạm”...

Việc huy động quần chúng nhân dân cũng có sự đổi mới, chú trọng, tập trung vào các đối tượng, địa bàn trọng điểm như người có uy tín trong dân tộc thiểu số, tôn giáo với các mô hình “dòng họ, tộc họ tự quản về ANTT”, “xứ, họ đạo bình yên”; công nhân có mô hình “tổ công nhân tự quản”; ngư dân có mô hình “xóm chài bình yên”, “cụm tàu thuyền an toàn”; địa bàn biên giới có mô hình “tiếng kẻng vùng biên”, “vùng xanh an toàn”, “tổ, chốt bảo vệ vùng xanh”...

Qua đó đã huy động được nguồn sức mạnh to lớn của nhân dân vào sự nghiệp bảo vệ ANTT; ngăn chặn kịp thời các âm mưu bạo loạn, thành lập nhà nước ly khai, tự trị; xử lý hiệu quả các vụ việc phức tạp về ANTT ngay từ cơ sở; bảo đảm cuộc sống an toàn, bình yên và hạnh phúc cho nhân dân.

Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị (số 22-NQ/TW năm 2018 và số 12-NQ/TW năm 2022), Bộ Công an đã sắp xếp, đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở” để hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Đã tập trung củng cố lực lượng trực tiếp chiến đấu, lực lượng tại cơ sở, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, chiến lược về ANTT như biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo.

Thứ trưởng tham dự lễ giao nhận quân năm 2023, tại Thành phố Huế, sáng 6-2-2023. Ảnh: BCA

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, vững chắc, toàn diện cho việc xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quan hệ công tác, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong tình hình mới.

Sự gắn kết giữa xây dựng nền ANND, thế trận ANND với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân đã được triển khai một cách đồng bộ, ngày càng chặt chẽ, hiệu quả và có bước phát triển mới, tạo sự thống nhất trong nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của nhiệm vụ kết hợp thế trận ANND với thế trận quốc phòng toàn dân trong bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Hằng năm, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị giao ban giữa hai bộ để đánh giá tình hình, kết quả phối hợp giữa hai lực lượng trong việc kết hợp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận ANND. Trong đó, hai bộ đã thống nhất tập trung làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác an ninh - quốc phòng và thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về an ninh - quốc phòng; phối hợp tuyên truyền, vận động quần chúng, củng cố cơ sở chính trị làm nền tảng cho cả hai thế trận; phối hợp trao đổi thông tin, đánh giá tình hình và xử lý các tình huống ở các cấp từ bộ đến địa phương...

Từ đó khẳng định việc tăng cường kết hợp xây dựng nền ANND, thế trận ANND với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng, tạo nên “thế trận lòng dân” trong bảo vệ Tổ quốc trước mắt cũng như lâu dài.

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Gắn bó mật thiết với nhân dân là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng.

Trong lãnh đạo đường lối bảo vệ an ninh, trật tự, nguyên tắc này được cụ thể hóa thành định hướng chiến lược: xây dựng “thế trận an ninh nhân dân”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta đã khẳng định: “Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc”. Thể chế hóa quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, trong Luật An ninh quốc gia năm 2004, khái niệm nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân được quy định tại Khoản 9, Khoản 10, Điều 3: “Nền an ninh nhân dân là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”; “Thế trận an ninh nhân dân là việc tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và các nguồn lực cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia”.

Từ khi tái lập tỉnh Hưng Yên (tháng 01/1997) đến nay, đặc biệt trong nhiệm kỳ 2015-2020 và những năm đầu nhiệm kỳ 2020-2025, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quản lý, điều hành của UBND tỉnh và sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trong tỉnh và đặc biệt là vai trò nòng cốt của lực lượng Công an tỉnh trong việc thực hiện chức năng tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả trên các mặt công tác, tại từng địa bàn, lĩnh vực, nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh không ngừng được xây dựng, củng cố, nhất là tại các địa bàn, mục tiêu trọng điểm.

Đã xây dựng và triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự trên các lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực an ninh kinh tế, an ninh văn hóa - tư tưởng, an ninh thông tin, an ninh tôn giáo; phương án phòng, chống địch xâm nhập, phá hoại; phòng, chống bạo loạn, khủng bố. Bố trí lực lượng ở từng địa bàn, mục tiêu, tuyến, lĩnh vực; từng bước xây dựng, phát triển tiềm lực, đầu tư thiết bị, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ… tạo điều kiện cho các lực lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nòng cốt của nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân được gắn kết chặt chẽ với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân; đổi mới về nội dung và hình thức theo hướng “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải”, phù hợp đặc điểm, tính chất của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Đến nay, lực lượng Xây dựng phong trào Công an tỉnh đã phối hợp xây dựng, duy trì hoạt động của 809 tổ chức tự quản và cụm liên kết về an ninh trật tự, 11 tuyến, đoạn đường kiểu mẫu về trật tự an toàn giao thông, 72 cụm liên kết an toàn về an ninh trật tự, 161 ban hòa giải, 766 tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh. Các tổ chức tự quản đã và đang nhận được sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, góp phần quan trọng trong phòng ngừa xã hội, hạn chế nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội.

Qua đó, các tầng lớp nhân dân đã cung cấp nhiều thông tin (1.719 tin báo, trong đó có 1.777 tin có giá trị, giúp cơ quan điều tra khám phá 658 vụ, khởi tố bắt 1.042 đối tượng) có liên quan đến an ninh, trật tự, trong đó rất nhiều tin có giá trị giúp các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý nhiều vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; giải quyết ổn định nhiều vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự ngay từ đầu và tại cơ sở.

Nhằm xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên địa bàn tỉnh, đồng thời cụ thể hóa các cuộc vận động, phong trào thi đua do Bộ Công an phát động và nhằm thực hiện có hiệu quả Quyết định số 3104/QĐ-BCA ngày 29/8/2017 của Bộ Công an “Quy định tổ chức lấy ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức và nhân dân đối với Công an nhân dân”, những năm qua, Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an các địa phương tổ chức, duy trì hiệu quả hội nghị “ Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” tạo sự lan tỏa, được quần chúng nhân dân đồng tình, ủng hộ. Những ý kiến thẳng thắn, những nguyện vọng chính đáng của người dân đóng góp cho công tác đảm bảo ANTT đã được lực lượng Công an tiếp thu với tinh thần cầu thị và trách nhiệm cao. Qua đó, góp phần củng cố niềm tin, sự ủng hộ của nhân dân với lực lượng Công an tỉnh. Năm 2021, do tình hình dịch bệnh Covid 19 có nhiều diễn biến phức tạp, nên việc tổ chức Hội nghị “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” ở một số Công an cấp huyện còn hạn chế, tuy nhiên đến nay 10/10 Công an các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức thành công Hội nghị “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” hoặc phát phiếu khảo sát lấy ý kiến góp ý, đánh giá của nhân dân (đã phát hơn 1.480 phiếu); duy trì 821 hòm thư tại các xã, phường, thị trấn, các thôn, tổ dân phố, chợ, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, xây dựng mới 14 hòm thư.

Thành công của hội nghị “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” được thể hiện ở việc quy tụ các tổ chức đảng cơ sở, tổ chức quần chúng, cơ quan, đơn vị, chính quyền đồng hành cùng với lực lượng công an các cấp, là sự thống nhất về nhận thức, hành động cùng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên địa bàn  đồng thời là sự ghi nhận, đánh giá cao của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành và đông đảo nhân dân về sự nỗ lực, quyết tâm của lực lượng Công an tỉnh trong công tác đảm bảo ANTT và xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.

Lực lượng Công an từ cấp tỉnh đến xã đã thường xuyên phối hợp với lực lượng Quân sự triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các mặt phối hợp trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; kịp thời phát hiện, giải quyết tốt các vụ việc ngay từ cơ sở. Công an tỉnh và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã chủ động phối hợp tham mưu Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ tại các địa phương và diễn tập quốc phòng, an ninh tại các cơ quan, đơn vị; chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ cụm xã cho các xã, phường, thị trấn. Phối hợp xây dựng và tổ chức diễn tập, triển khai các phương án phòng chống khủng bố, đảm bảo an ninh, an toàn các sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn tỉnh; tích cực xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân và khu vực phòng thủ vững chắc; làm tốt công tác vận động quần chúng, phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đến các địa phương trong tỉnh. Trong đó, đã phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong chấp hành các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào công tác đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên địa bàn tỉnh.

Những kết quả nêu trên, đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phục vụ thắng lợi sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thời gian tới, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch, phản động tiếp tục các hoạt động chống phá Việt Nam. Tình hình biên giới trên bộ, tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp. Nguy cơ xảy ra khủng bố, chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng gia tăng. Vi phạm pháp luật, tội phạm có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao. Các mối đe dọa từ môi trường như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, rác thải... gây nhiều bệnh tật cho con người và sức khỏe cộng động; nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, xung đột xã hội, dịch bệnh toàn cầu (COVID-19)… tất cả đã và đang đe  dọa nghiêm trọng đến an ninh xã hội, an ninh con người của nước ta. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, cần nắm vững các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ, công tác trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục quán triệt, thực hiện, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng, trong đó lực lượng Công an từ cấp tỉnh đến xã làm nòng cốt tham mưu, hướng dẫn, triển khai, thực hiện; lấy địa bàn khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường… làm cốt lõi để triển khai lực lượng, phương tiện và biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, xác định đây là nhiệm vụ chiến lược, cơ bản và quan trọng trong tình hình hiện nay.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Hằng năm xây dựng chương trình, kế hoạch gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương; thường xuyên theo dõi, đôn đốc kiểm tra, kịp thời uốn nắn những sơ hở, thiếu sót, định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo trong xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao ý thức cảnh giác cho các tầng lớp nhân dân; đồng thời tích cực có chủ trương, giải pháp giúp nhân dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, qua đó góp phần củng cố nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

Ba là, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Bộ Công an, của tỉnh về công tác đảm bảo ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, trọng tâm là: Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 03/CT-BCA-V28 ngày 03/6/2016 của Bộ Công an về “Tăng cường công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 04/CT-BCA-V28, ngày 21/4/2014 của Bộ Công an về “Tăng cường xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”.

Bốn là, tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc làm nội dung nòng cốt của công tác xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân. Huy động sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng cơ quan, đơn vị, lĩnh vực, địa bàn dân cư. Gắn kết chặt chẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”... Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến theo hướng xã hội hóa với nhiều hình thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải ở cơ sở. Kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Năm là, tăng cường quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Công an tỉnh với Quân sự tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc gắn với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh. Chủ động nghiên cứu, bổ sung, phát triển lý luận về xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới./.

Thiếu tá Nguyễn Hồng Quân - Phó Trưởng phòng An ninh đối ngoại

Đại hội XIII của Đảng xác định: “Thế trận lòng dân” là nền tảng quan trọng để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. “Xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân (ANND); xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận ANND” (1) góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.