Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngoài cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân làm việc tại khu công nghiệp (như quy định cũ)..., có thêm 2 đối tượng được mua, được thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Đó là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề không phân biệt công lập hay dân lập được thuê nhà ở trong thời gian học tập và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo quy định của UBND cấp tỉnh. Những nội dung này được thể hiện tại Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.Theo đó, các đối tượng được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình 5m2 sàn/người hoặc là nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột nát.Ngoài ra, đối với trường hợp thuê nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì phải có mức thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình thuộc diện thu nhập thấp theo quy định của UBND cấp tỉnh (sinh viên, học sinh không phải đáp ứng điều kiện này).Đối với trường hợp mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách nhà nước thì phải có mức thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình dưới mức thu nhập bình quân của địa phương theo quy định của UBND cấp tỉnh; đồng thời phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại địa phương nơi có dự án phát triển nhà ở xã hội.Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thì ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có khả năng thanh toán lần đầu bằng 20% giá trị của nhà ở thuê mua.Nghị định cũng quy định giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế được cử đến công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo sẽ được thuê nhà ở công vụ. Như vậy, ngoài các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thì giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế công tác tại vùng sâu, vùng xa... là những đối tượng mới được bổ sung vào diện được thuê nhà ở công vụ.Ngoài ra, Nghị định cũng phân rõ dự án phát triển nhà ở công vụ thành ba loại: dự án phát triển nhà ở công vụ do UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư để cho các đối tượng thuộc diện địa phương quản lý thuê; dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư để cho các đối tượng thuộc diện trung ương quản lý thuê và dự án do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư để cho các đối tượng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý thuê sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.Nghị định cũng nêu rõ, diện tích đất được giao để thực hiện các dự án phát triển nhà ở công vụ sẽ được miễn tiền sử dụng đất.
Người lao động có thu nhập thấp tại khu vực đô thị được thuê nhà ở xã hội không?
Căn cứ theo Điều 76 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Theo đó, người lao động có thu nhập thấp tại khu vực đô thị thuộc đối tượng được chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Căn cứ theo Điều 77 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Theo đó, người lao động có thu nhập thấp tại khu vực đô thị được thuê nhà ở xã hội nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Mẫu đơn đăng ký thuê nhà ở xã hội mới nhất là mẫu nào?
Hiện nay, người lao động đăng ký thuê nhà ở xã hội theo mẫu số 1 quy định tại Phụ lục 2 Nghị định 100/2024/NĐ-CP.
Dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại khu đô thị Ðặng Xá 2, huyện Gia Lâm (Hà Nội) vừa được khởi công với 1.500 căn hộ, diện tích từ 30-50m2, có giá từ 300-500 triệu đồng/căn. Dự kiến đến quý 2-2014, dự án nhà ở có diện tích thấp nhất này sẽ hoàn thành.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, diện tích căn hộ tại hơn mười dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp của Hà Nội hiện nay chủ yếu từ 40-60m2. Mức giá lên tới 10 triệu đồng/m2, thậm chí tới 14 triệu đồng/m2. Như vậy với căn hộ 60m2, số tiền người thu nhập thấp phải bỏ ra để mua nhà lên tới 600 triệu đồng, thậm chí 700-800 triệu đồng. Ðây là số tiền quá lớn với người thu nhập thấp.
Dự án nhà thu nhập thấp tại khu đô thị Ðặng Xá (giai đoạn 1) được xem là có giá thấp nhất trong số hơn mười dự án nhà thu nhập thấp nhưng giá bán cũng lên tới 10 triệu đồng/m2. Với diện tích căn hộ chủ yếu từ 55-70m2, mức tiền phải nộp khi mua nhà tại đây lên tới 600-750 triệu đồng/căn hộ khiến dự án này sau chín lần thông báo bán căn hộ vẫn chưa bán hết 946 căn đã hoàn thiện.
Trước thực tế này, một số doanh nghiệp đã nghĩ tới loại căn hộ diện tích nhỏ, phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của nhiều người thu nhập thấp. Ông Nguyễn Thanh Tùng, phó giám đốc Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera (chủ đầu tư dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại khu đô thị Ðặng Xá 2), cho biết phương án kiến trúc của khu nhà đã trình Sở Quy hoạch - kiến trúc TP xét duyệt, khi nào duyệt xong công ty sẽ công bố số lượng căn hộ có diện tích 30m2. Theo ông Tùng, nhiều người chỉ có nhu cầu ở nhà diện tích nhỏ và khả năng tài chính có hạn nên việc bố trí diện tích căn hộ hợp lý cũng là cách để giảm giá căn hộ cho người thu nhập thấp.
Theo ông Tùng, để căn hộ cho người thu nhập thấp có giá thấp hơn, thậm chí là 4 triệu đồng/m2 như ý kiến của Thủ tướng Chính phủ thì Nhà nước phải có chính sách ưu tiên như giao chủ đầu tư quỹ đất sạch đã có đầy đủ hạ tầng, có thiết kế nhà mẫu sẵn, ưu đãi đặc biệt về vốn vay...
Người có thu nhập thấp ở đô thị là một trong những đối tượng được mua nhà ở xã hội. Vậy thu nhập bao nhiêu mới được xem là người có thu nhập thấp? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
(1) Thu nhập bao nhiêu mới được xem là người có thu nhập thấp để mua nhà ở xã hội?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 76 Luật Nhà ở 2023, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị là một trong những đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Như vậy, thu nhập bao nhiêu mới được xem là người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, một người được xem là người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị khi đáp ứng đủ các điều kiện về thu nhập sau đây:
Thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.
Tổng thu nhập của hai vợ chồng hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.
Như vậy, người có thu nhập hằng tháng không quá 15 triệu đồng, nếu đã có gia đình thì tổng thu nhập của hai vợ chồng hằng tháng dưới 30 triệu đồng sẽ được xem là người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
(2) Trường hợp không có hợp đồng lao động thì xác định thu nhập ra sao?
Theo quy định của pháp luật, thu nhập hằng tháng để xét đủ điều kiện về thu nhập mua nhà ở xã hội được xác định thông qua Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi làm việc xác nhận.
Vậy trường hợp người này hoặc vợ/chồng của họ không đi làm tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (không có hợp đồng lao động) thì xác định thu nhập thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, trường hợp người đứng đơn hoặc vợ (chồng) của người đứng đơn là đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện về thu nhập nhưng không có hợp đồng lao động để chứng minh thu nhập thì xử lý như sau:
- Nếu là người độc thân thì thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng, nếu đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng.
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xác nhận, UBND cấp xã thực hiện việc xác nhận điều kiện về thu nhập của đối tượng này trong 01 năm liền kề tính từ thời điểm nộp hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Như vậy, trong trường hợp người đứng đơn hoặc vợ (chồng) của người đứng đơn không có hợp đồng lao động để chứng minh thu nhập thì UBND cấp xã sẽ dựa vào đơn đề nghị xác nhận thu nhập để tiến hành xác nhận điều kiện về thu nhập cho họ.
Việc xác nhận được thực hiện tối đa trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị.
(3) Thời điểm xác định điều kiện về thu nhập là khi nào?
Theo điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về vấn đề này như sau:
Thời gian xác định điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản này nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Theo đó, thời gian xác định điều kiện về thu nhập là trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Ví dụ: anh A nộp hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội từ ngày 01/6/2023, thời gian xác định điều kiện về thu nhập của A là từ ngày 01/6/2022 - 31/5/2023
Theo đó, nếu thu nhập của anh A dưới 15 triệu đồng/tháng, trường hợp anh A đã kết hôn thì tổng thu nhập của hai vợ chồng anh A dưới 30 triệu đồng/tháng trong khoảng thời gian này và đáp ứng được điều kiện về nhà ở thì anh A đủ điều kiện được mua nhà ở xã hội.