Tên file: Huong-dan-ho-so-chuyen-truong-cho-hoc-sinh-di-den-thanh-pho-Thuan-An-Tieu-hoc-THCS.docx Kích thước: 13.84 KB Tải về
Những nguồn thông tin chính thống
Để đủ điều kiện học đại học tại Đức, trước hết bạn cần tốt nghiệp THPT tại Việt Nam. Đối với kỳ thi năm 2020 thì chưa có thông tin chính thức vì tình hình virus hiện tại, nhưng có một số điều kiện bạn nên chú ý (khá tương đồng với những năm trước):
Đọc tiếp: Studium in Deutschland – Học đại học tại Đức
Tham khảo: Điều kiện học Đại học tại Đức (DAAD Việt Nam) (thông tin chính thức cũng sẽ thường xuyên được cập nhật tại đây)
TestAS là kỳ thi đánh giá khả năng học Đại học dành cho sinh viên quốc tế (ngoài khối EU) mong muốn học tập tại Đức. Kỳ thi gồm phần chính (Core Test) & phần chuyên ngành – bạn chọn 1 trong 4 Module liên quan tới ngành mình muốn học sau này:
Chỉ một số trường yêu cầu thí sinh cung cấp kết quả TestAS, không bắt buộc cho tất cả. Cụ thể thế nào bạn có thể vào trực tiếp website của trường để tìm hiểu. Tuy nhiên, với cá nhân mình nghĩ thì nên thi luôn, đỡ mất công sau này nếu cần thì lại vội lên đăng ký rồi lại trễ mất kế hoạch đi Đức, vì một năm TestAS tổ chức thi rất hạn chế (thường là 3 lần/năm).
Về cơ bản, TestAS không phải kỳ thi kiểm tra kiến thức mà là khả năng học. Thế nên, nếu bạn đã học xong chương trình phổ thông ở Việt Nam rồi thì không có gì phải lo lắng cả, nếu muốn luyện thi có thể làm thử đề mẫu của TestAS và các bài tập tư duy. Bạn có thể thi bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh, không ảnh hưởng gì tới độ khó cũng như kết quả.
Thông tin cụ thể về nơi thi, lệ phí, đăng ký & các câu hỏi thường gặp liên quan tới TestAS ở Việt Nam: Thông tin về TestAS (DAAD Việt Nam)
APS thẩm tra liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học Đại học tại Đức, đồng thời thẩm tra các chứng chỉ học tập. Cụ thể bạn cần những giấy tờ như sau:
Thẩm tra APS là bước rất quan trọng trên hành trình du học Đức, không chỉ cần khi nộp đơn qua uni-assist mà cả trong thủ tục xin thị thực.
Thông tin cụ thể về cách nộp đơn thẩm tra, lệ phí cũng những vấn đề khác liên quan: Hướng dẫn cho Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học (Các cơ quan đại diện CHLB Đức tại Việt Nam)
Phần lớn các trường Đại học và Dự bị Đại học ở Đức sẽ nhận đơn qua uni-assist, cổng dịch vụ xử lý & đánh giá hồ sơ của sinh viên quốc tế. Theo mình thì đây là một dịch vụ rất tiện lợi, mọi thông tin đều cụ thể rõ ràng và bạn có thể dùng một bộ hồ sơ nộp cho bao nhiêu trường tùy thích (tất nhiên là giấy tờ phải đủ, đồng thời đóng thêm lệ phí).
Nếu trường không nằm trong list đối tác của uni-assist thì bạn sẽ phải vào website trường đấy để tìm hiểu cụ thể mình nên nộp hồ sơ như thế nào.
Tại website của uni-assist, 6 bước giúp nộp đơn thành công sẽ được giới thiệu chi tiết và bạn có thể tham khảo kỹ từng mục. Một khi những giấy tờ được yêu cầu đã đầy đủ rồi thì bạn có thể gửi hồ sơ đến Đức cho uni-assist. (Ngoài những giấy tờ trên thì chứng chỉ tiếng Đức cũng cực kỳ quan trọng, đa phần bạn cần đạt trình độ B1, một số trường hợp ngoại lệ như Hamburg thì phải tận B2)
Đọc tiếp: Học tiếng Đức có khó không?
Thời gian xử lý cho học sinh Việt Nam khoảng từ 4-6 tuần, vì thế mình nghĩ bạn nên nộp 2 tháng trước kỳ thi đầu vào của Dự bị Đại học. Nếu nhỡ có thiếu bất kỳ giấy tờ gì thì bạn vẫn có thể bổ sung và không bị trễ kế hoạch. (Trước đây mình cũng bị trễ nên phải chờ tới tận kỳ sau)
Nếu bộ hồ sơ của bạn đầy đủ tiêu chuẩn thì sau thời gian chờ phía trên, bạn sẽ nhận được giấy báo tham dự kỳ thi đầu vào của trường Dự bị Đại học (Aufnahmetest).
Hiện tại, có 4 trường Dự bị Đại học tổ chức thi ở Việt Nam là Hamburg, Darmstadt, Kassel và Nordhausen (cách đăng ký thi ở Việt Nam). Đối với các bạn học trường có liên kết với Đức như Đại học Việt – Đức hay chuyên tiếng Đức thì có thể sẽ có thêm một vài lựa chọn khác. Ngoài những trường hợp trên, bạn sẽ phải sang Đức dự thi và xin thị thực chính là bước tiếp đó.
Đọc tiếp: Aufnahmetest chắp cánh ước mơ cho du học sinh Đức
Một trong những khó khăn lớn nhất của bước này chính là: chứng minh tài chính. Với quy định hiện nay, mỗi người phải “chứng minh khả năng tài chính cho thời gian lưu trú ít nhất 853 Euro một tháng (đối với người xin nhập học đại học là 938,3 Euro một tháng). Phải có bằng chứng về khả năng tài chính cho một năm, có nghĩa phải chứng minh được là có 10236 Euro. Người xin nhập học đại học phải chứng minh khả năng tài chính cho thời gian xin nhập học (tối thiểu 3 tháng, tức là tối thiểu 2814,9 Euro).” (Nguồn)
Nói tóm lại, thông thường bạn cần chứng minh mình có 10236 Euro bằng 1 trong 3 cách:
Trong đó, cộng đồng du học sinh Đức thường chọn cách mở tài khoản phong tỏa: gửi tiền vào rồi khóa lại, mỗi tháng sẽ được nhận 853 Euro để trang trải chi phí sinh hoạt cũng như một vài loại phí khác (bảo hiểm, phí kỳ, phí radio…).
Khi bạn nhận được giấy báo thi hoặc giấy báo nhập học của trường Dự bị Đại học thì đã có thể bắt đầu tiến hành xin thị thực. Kể từ ngày 02/03/2020, chỉ có thể nộp hồ sơ xin cấp thị thực loại này tại công ty cung cấp dịch vụ bên ngoài VFS Global.
Đọc tiếp: Phỏng vấn tại Tổng Lãnh sự quán Đức
Danh sách giấy tờ cần chuẩn bị: Thị thực đi du học đại học tại Đức (Các cơ quan đại diện CHLB Đức tại Việt Nam)
Tại sao phải học Dự bị Đại học mà không vào thẳng Đại học luôn? Bởi vì với quy định ở Đức, sinh viên quốc tế (ngoài khối EU) phải vượt qua Feststellungsprüfung (FSP) trước khi được phép đăng ký Đại học tại đây, trừ khi bạn tham gia chương trình riêng như Studienbrücke (10 tháng tại Việt Nam, cho những bạn thuộc nhóm ngành MINT), VSi MINT hay FOKuS (tại Đức).
Ở Đức, hệ giáo dục bậc cao được chia thành Universität (Đại học Nghiên cứu) và Fachhochschule (Đại học Khoa học ứng dụng). Do đó, trường Dự bị Đại học cũng có hai hệ tương tự – bạn sẽ theo học tại đây sau khi vượt qua kỳ thi đầu vào.
Đối với Universitätskolleg (Dự bị trực thuộc Đại học Nghiên cứu) sẽ có 5 khóa học chính:
Đối với Fachhochschulkolleg (Dự bị trực thuộc Đại học Khoa học ứng dụng) sẽ có 4 khóa học chính:
Sau 2 kỳ học (thường kéo dài 1 năm), bạn sẽ tham dự kỳ thi FSP và dùng điểm số ấy để nộp vào các trường Đại học. Bạn vẫn có thể học lại để cải thiện điểm nhưng không được kéo dài quá 2 năm.
Lưu ý: Tốt nghiệp Fachhochschulkolleg chỉ được đăng ký Fachhochschule, còn tốt nghiệp Universitätskolleg được đăng ký cả hai hệ.
Tham khảo: Trường Dự bị Đại học (DAAD Việt Nam)
Trang chính thức: Studienkollegs
Trước đây, khi bắt đầu hành trình tự làm hồ sơ du học, mình cũng gặp khó khăn để “tiêu hóa” hết lượng thông tin dài và rối như trên (dù mình đã lược bớt một số vấn đề bên lề rồi đấy). Lúc ấy, mình có tìm video chia sẻ của những anh chị đi trước để tham khảo và thấy có một video rất chi tiết của chị Là Quyên Đây.
Tất nhiên mỗi năm đều có thay đổi này kia trong quy định, nhưng nhìn chung, qua video chúng ta đã có một cái nhìn tổng quan khá rõ ràng về những gì mình phải làm để có thể đặt chân đến Đức học Đại học rồi. Mọi người có thể tham khảo nhé:
Tự làm hồ sơ du học Đức dù không đơn giản nhưng cũng không phải “nhiệm vụ bất khả thi”. Bằng việc có một cái nhìn tổng quan ngay từ đầu, sau đó chuẩn bị hồ sơ kỹ từng bước một thì bạn hoàn toàn có thể tự làm được, cũng như mình và rất nhiều du học sinh Đức khác đã từng vậy.
Bên cạnh việc làm hồ sơ, tập trung cải thiện tiếng Đức thật tốt cũng là một điểm bạn nên chú ý, vì nó không chỉ ảnh hưởng tới quá trình nộp đơn mà còn cả cuộc sống và việc học sau này nữa. Chúc các bạn tự làm hồ sơ trôi chảy và sớm đặt chân đến Đức nhé!
Thế nên qua bài viết này, mình hi vọng các bạn có thể tận dụng mọi cách để nâng cao khả năng tiếng Đức của mình càng nhiều càng tốt, khi ấy con đường sắp tới sẽ phần nào đỡ gập ghềnh hơn. Chúc mọi người tự học tiếng Đức hiệu quả!