Chọn ngành nghề An Ninh / Bảo VệAn toàn lao độngBán hàng / Kinh doanhBán lẻ / Bán sỉBảo hiểmBất động sảnBiên phiên dịchBưu chính viễn thôngChăn nuôi / Thú yChứng khoánCNTT - Phần cứng / MạngCNTT - Phần mềmCông nghệ sinh họcCông nghệ thực phẩm / Dinh dưỡngCơ khí / Ô tô / Tự động hóaDầu khíDệt may / Da giày / Thời trangDịch vụ khách hàngDu lịchDược phẩmĐiện / Điện tử / Điện lạnhĐồ gỗGiải tríGiáo dục / Đào tạoHàng gia dụng / Chăm sóc cá nhânHàng hảiHàng khôngHành chính / Thư kýHóa họcIn ấn / Xuất bảnKế toán / Kiểm toánKhoáng sảnKiến trúcLao động phổ thôngLâm NghiệpLuật / Pháp lýMôi trườngMới tốt nghiệp / Thực tậpMỹ thuật / Nghệ thuật / Thiết kếNgân hàngNhà hàng / Khách sạnNhân sựNội ngoại thấtNông nghiệpPhi chính phủ / Phi lợi nhuậnQuản lý chất lượng (QA/QC)Quản lý điều hànhQuảng cáo / Đối ngoại / Truyền ThôngSản xuất / Vận hành sản xuấtTài chính / Đầu tưThống kêThu mua / Vật tưThủy lợiThủy sản / Hải sảnThư việnThực phẩm & Đồ uốngTiếp thị / MarketingTiếp thị trực tuyếnTổ chức sự kiệnTrắc địa / Địa ChấtTruyền hình / Báo chí / Biên tậpTư vấnVận chuyển / Giao nhận / Kho vậnXây dựngXuất nhập khẩuY tế / Chăm sóc sức khỏeBảo trì / Sửa chữaNgành khác
Điều kiện để trở thành 1 CV HTTD chuyên nghiệp
Việc làm hỗ trợ tín dụng nói là khó thì cũng chẳng khó, dễ thì cũng chẳng dễ bởi đây là một vị trí công việc đòi hỏi khả năng chuyên môn và đức tính đặc thù của nhân viên.
Trong đó các kỹ năng chuyên môn về tín dụng là điều không thể thiếu để phục vụ công tác kiểm soát, soạn thảo và theo dõi quy trình cấp phát tín dụng. Bên cạnh đó kiến thức pháp luật cũng là một yêu cầu cần thiết của nhân viên tín dụng để kiểm soát các chứng từ, quy trình, hỗ trợ các bộ phận khác.
Cuối cùng là đức tính cẩn trọng, tỉ mỉ, nghiêm túc và chuyên nghiệp trong công tác làm việc để đảm bảo tính minh bạch chính xác và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Như vậy để có thể trở thành một chuyên viên HTTD chuyên nghiệp thì ứng viên phải có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng làm việc, kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên ngành,…. và phẩm chất đức tính mà công việc kiểm soát cấp phát tín dụng này cần.
Trên đây là những thông tin chung, cơ bản về Hỗ trợ tín dụng và trách nhiệm của một nhân viên Hỗ trợ tín dụng. Hy vọng với bài tổng hợp này của UB Academy, bạn đã có hiểu biết nhất định về vị trí bạn quan tâm.
* Phần 1: trắc nghiệm có khoảng 20 câu. (Mình chỉ nhớ được một số câu ở dưới)
- Thời hạn bảo lãnh có hiệu lực từ khi nào ?
- Mục đích của việc đăng ký GDBĐ ?
- Phải đăng ký GDBĐ trong trường hợp nào ?
* Phần 2 : gồm 2 câu hỏi tự luận
1. Bạn hiểu như thế nào về hạn mức tín dụng ?
2. Một người uỷ quyền cho bạn được phép rút tiền từ sổ tiết kiệm của họ. Trong trường hợp này bạn có thể mang cầm cố sổ tiết kiệm này ko ?
* Phần 3 : bài tập (không có bài tập kế toán)
Một DN được NH cấp HMTD là 10 tỷ đồng. Trong đó HMTD cho vay là 6 tỷ, HMTD mở L/C là 4 tỷ (bao gồm cả 10% ký quỹ). TSBĐ là TSCĐ có trị giá bằng 70% giá trị TS, TSBĐ là hàng hoá có trị giá bằng 60% giá trị và sẽ được bổ sung khi phát sinh khoản vay.
1. Dư nợ của DN là 3,5 tỷ đồng. DN muốn vay thêm 3 tỷ đồng để thanh toán cho người bán thì phải bổ sung thêm TSBĐ có trị giá là bnhiêu ? Biết rằng Gtrị TSBĐ của DN hiện nay là 7 tỷ đồng.
3. DN đề nghị tăng khoản ký quỹ lên 20% và độc lập với HMTD mở L/C. Hỏi HMTD bằng USD mà DN được phép duy trì để mở L/C có trị giá bằng bnhiêu ? Tỷ giá USD = 16000
Có 3 người hỏi. Câu hỏi đầu tiên luôn là giới thiệu về bản thân. Và mỗi người sẽ có những câu hỏi khác nhau. Họ luôn phản bác ý kiến của bạn để xem cách phản ứng – xử lý tình huống của bạn như thế nào. Vì vậy hãy cố gắng bình tĩnh để bảo vệ ý kiến của mình nhé !
- Bạn biết gì về tình hình hoạt động của NH (chi nhánh bạn đang thi tuyển). Mình vừa nói là em có tìm hiểu ở trên mạng thì anh ấy nói luôn là trên mạng chắc chắc ko có về thông tin của Chi nhánh nên ko nói được gì nữa. Anh ấy còn hỏi thêm là nếu đã ko rõ về tình hình hoạt động sao còn nộp hồ sơ thi tuyển, nếu NH hoạt động ko hiệu quả thì sao ?
- Bạn hiểu gì về vị trí mình đang ứng tuyển ? Bạn có chắc chắn là mình sẽ phù hợp với công việc này ?
Nếu bạn có bố mẹ làm việc ở NH khác hệ thống cũng nên nghiên cứu kỹ về NH đang dự tuyển vì sẽ bị hỏi là :
- Nếu cùng trúng tuyển vào cả 2 NH thì bạn sẽ chọn NH nào ? Vì sao ?
- Nếu đang làm việc cho VIB, có cơ hội làm việc cho NH nơi bố mẹ bạn đang công tác thì bạn có chuyển công việc ko ?
Và những câu hỏi xung quanh vấn đề so sánh giữa hai NH.
Vai trò của nhân viên Hỗ trợ tín dụng
Hai mảng nghiệp vụ chính của một Ngân hàng là: Huy động vốn và Cho vay (Tín dụng).
Mảng Huy động vốn rất đơn giản về thủ tục pháp lý và số lượng công việc. Trái lại, Mảng Tín dụng có rất nhiều Thủ tục Hồ sơ để đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng phải có khả năng thu về; phải có bảo đảm bằng tài sản; phải sinh lời….
Vì vậy, Nghiệp vụ Tín dụng vừa NHIỀU VIỆC, vừa là hoạt động SINH LỜI CHÍNH và vừa hàm chứa nhiều RỦI RO.
Đảm đương trọng trách chính trong mảng Tín dụng là các Nhân viên tín dụng (hay Chuyên viên Quan hệ khách hàng); một số ngân hàng gọi tắt tên tiếng Anh là RO/RA (ACB); hay CRO (SeAbank). Họ là những người có trách nhiệm tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu vay và lôi kéo về Ngân hàng. Họ cũng là người soạn Đề xuất cho vay, kiểm tra sau vay; thực hiện bán chéo nhiều sản phẩm khác (Kể cả Huy động vốn);…
Nhân viên Tín dụng rất nhiều việc. Vì vậy, nhằm hạn chế rủi ro đạo đức, rủi ro nghiệp vụ; đảm bảo minh bạch cho các món vay và giảm tải gánh nặng cho Chuyên viên Tín dụng (để họ có nhiều thời gian hơn tiếp thị khách hàng mới), bộ phận Hỗ trợ Tín dụng đã được thành lập.
Lương của nhân viên hỗ trợ tín dụng
Được đề cập là một chức vụ có mức lương ổn định, khá hậu hĩnh nên nhiều người đã từng “ngã ngửa” khi biết lương vị trí hỗ trợ tín dụng trong ngân hàng chỉ có từ 5 – 7 triệu đồng. Tuy nhiên bạn cũng chớ vội hụt hẫng mất vui bởi đây chỉ là mức lương cơ bản.
Theo chia sẻ của dân nhà nghề thì mức lương tổng của vị trí này có thể tăng lên gấp nhiều lần và tỉ lệ thuận theo hiệu quả công việc. Thêm vào đó mức lương này sẽ dựa trên năng lực và có thể xem xét tăng theo mức mỗi năm.
Bởi thế đây được xem là công việc ổn định và được nhiều người gắn bó lâu dài.
Lộ trình thăng tiến của nhân viên hỗ trợ về mảng tín dụng được xem là một trong những lộ trình nhanh và có tính hấp dẫn. Bạn có biết lộ trình thăng tiến của nhân viên hỗ trợ tín dụng là gì? Thời gian bao lâu và có yêu cầu gì không?
Khoảng mỗi 2 năm hoặc thấp hơn vị trí này sẽ có cơ hội tiến thêm một bước trong công việc của mình. Đương nhiên để đạt được kết quả đáng mong đợi thì sự nỗ lực, chăm chỉ của bạn là không thể thiếu.
Bạn phải có đủ số năm kinh nghiệm và hoàn thành các chỉ tiêu được đề ra cho vị trí công việc của mình, năng lực để làm việc ở vị trí cao hơn.
0 – 2 năm đầu: Chuyên viên hỗ trợ tín dụng
4 – 6 năm: Trưởng phòng, phó phòng hỗ trợ về tín dụng tại các Chi nhánh
6 – 8 năm: Phó Giám đốc Vận hành tại Chi nhánh
Trên 10 năm: Các vị trí cấp cao tại Hội Sở ngân hàng
Ngoài ra nhân viên hỗ trợ công việc cấp phát tín dụng còn có thể chuyển giao sang các vị trí chuyên viên khác trong ngân hàng nếu có mong muốn và đủ năng lực.