Mời các bạn xem quy định đánh giá điểm rèn luyện (ĐRL) chung của Trường tại file đính kèm.

Đặc điểm và các hình thức kỷ luật

Kỷ luật được biểu hiện thông qua 4 đặc điểm cơ bản sau đây:

Kỷ luật được xây dựng dựa trên các nguyên tắc về pháp luật và đạo đức xã hội

Kỷ luật trong các cơ quan, tổ chức được đề ra yêu cầu đối tượng phải chịu sự điều chỉnh

Các tiêu chuẩn kỷ luật được các cơ quan chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận duy trì có thể khác nhau giữa các lĩnh vực khác nhau

Việc phát triển kỷ luật đòi hỏi sự tự nhận thức và thực hành của mỗi cá nhân

Kỷ luật phải luôn được thể hiện dưới dạng một bộ quy tắc ứng xử, được trình bày rõ ràng và được ghi thành văn bản trong các cơ quan, đơn vị.

Ví dụ, tại nơi làm việc, những hướng dẫn này, thường được nêu trong quy định lao động, bao gồm các khía cạnh quan trọng như giờ làm việc, thủ tục và hậu quả đối với việc vi phạm các quy định về lao động. Tuy nhiên, kỷ luật đối với một cá nhân không phải lúc nào cũng yêu cầu các quy tắc bằng văn bản mà nằm trong ý thức, suy nghĩ và nguyên tắc về cách họ sống và làm việc. Điều này có thể bao gồm các thói quen như lập kế hoạch và tuân thủ, đúng giờ, quản lý thời gian hiệu quả và duy trì một quan điểm tích cực, lạc quan.

🔴Kỷ luật không chỉ là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công, mà còn là bước đệm vững chắc trên con đường phát triển bản thân và đội nhóm. Bất kì người sếp, người quản lý nào muốn lãnh đạo người khác, trước hết phải lãnh đạo được chính mình.

Tham gia ngay khóa đào tạo XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM giúp nhà quản lý nâng cao nội lực, thấu hiểu & định vị bản thân từ đó xây dựng được thương hiệu lãnh đạo giúp thu hút người tài, nhà đầu tư và đối tác.

Tập trung vào mục tiêu chính

Hãy tập trung vào một vài mục tiêu quan trọng thay vì đảm nhận quá nhiều việc cùng lúc. Việc tập trung sẽ giúp giảm sự phân tâm, tăng năng suất, giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả hơn, đồng thời phát huy kỷ luật cá nhân.

Kỷ luật không phải là sự ép buộc mà là khả năng tự kiểm soát. Bằng cách duy trì thái độ lạc quan, bạn sẽ giữ được động lực, kiên trì và chủ động hơn trong việc rèn luyện kỷ luật bản thân.

Cân bằng và nghỉ ngơi hợp lý

Kỷ luật không có nghĩa là phải hy sinh sức khỏe. Đảm bảo nghỉ ngơi hợp lý và duy trì sự cân bằng giữa công việc, gia đình và cuộc sống cá nhân. Nghỉ ngơi là cách để tái tạo năng lượng, giúp bạn giữ vững kỷ luật mà không làm hao tổn sức khỏe.

Kỷ luật là gì? Kỷ luật bản thân là gì?

Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu khái niệm về kỷ luật và kỉ luật cá nhân thông qua những nội dung sau:

Kỷ luật về cơ bản được hiểu là việc tuân thủ các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực hoặc giá trị đã được thiết lập. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và phát triển cá nhân và nâng cao hiệu quả của tổ chức. Kỷ luật có thể được nhìn từ hai góc độ:

Kỷ luật cá nhân: Điều này liên quan đến sự kiểm soát và tự chủ trong việc quản lý hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của một người. Nó hỗ trợ hình thành thói quen tích cực, tập trung vào mục tiêu và đạt được những thành tựu lớn hơn trong cuộc sống

Kỷ luật tổ chức: Trong một tổ chức, kỷ luật có nghĩa là tuân theo các quy tắc, quy định và yêu cầu đã được thiết lập. Đó là một công cụ giúp mọi thứ được ngăn nắp, hiệu quả và nhất quán tại nơi làm việc

Kỷ luật là tuân theo những quy tắc, chuẩn mực

Kỷ luật bản thân là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi khía cạnh đều thể hiện một phần của đức tính kỷ luật cá nhân, cụ thể như sau:

Kỷ luật bản thân là khả năng tự kiểm soát bản thân

Trước tiên, kỷ luật bản thân được thể hiện qua khả năng tự kiểm soát và rèn luyện bản thân. Điều này có nghĩa là con người cần có khả năng kiểm soát những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của bản thân để phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

Kỷ luật bản thân là sự tự rèn luyện của mỗi cá nhân

Bên cạnh khả năng tự kiểm soát bản thân, kỷ luật còn được thể hiện qua khả năng tự rèn luyện của mỗi cá nhân. Con người cần rèn luyện cho mình ý chí, nghị lực để vượt qua những cám dỗ, khó khăn và thử thách trong cuộc sống để đạt được mục tiêu đề ra.

Kỷ luật bản thân là động lực cho sự thành công

Jim Rohn đã từng nói :”Kỷ luật là chìa khóa dẫn đến thành công”. Đúng vậy, kỷ luật bản thân là yếu tố quan trọng giúp con người hướng tới những thành công trong học tập, công việc và cuộc sống. Kỷ luật từ lâu đã được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp con người duy trì động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách để đạt được mục tiêu của mình.

Các bước giúp rèn luyện tính kỷ luật của bản thân

Kỷ luật bản thân là một trong những phẩm chất quan trọng cần có ở mỗi cá nhân, giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn và đạt được những thành công trong cuộc sống. Vậy làm cách nào để rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân? Dưới đây là chi tiết 03 bước mà Trường Doanh Nhân HBR muốn độc giả tham khảo:

Chia nhỏ từng mục tiêu, thực hiện từ việc dễ nhất

Sau khi đã xác định được những lĩnh vực mà bạn nhận thấy là vô kỷ luật. Bước tiếp theo mà bạn cần làm là hành động ngay lập tức để cải thiện nó.

Giai đoạn bắt đầu thường là phần khó khăn nhất, đòi hỏi bạn phải vượt qua được sức ì và thúc đẩy bản thân hành động với sự quyết tâm tuyệt đối. Hãy luôn nhớ lời khuyên của Roy T. Bennett rằng “Kỷ luật là khả năng làm những gì bạn phải làm, ngay cả khi bạn không muốn làm.”

Trong giai đoạn này, mọi thứ sẽ rất khó khăn và để thực hiện được nó hãy chia nhỏ những mục tiêu của bạn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn, dễ quản lý hơn. Việc hoàn thành từng nhiệm vụ nhỏ sẽ là động lực thúc đẩy bản thân hành động nhanh và hiệu quả hơn.

Cứ như vậy, kiên trì thực hiện chúng trong một khoảng thời gian đủ lâu sức ì của bản thân sẽ được loại bỏ. Vã hãy nhớ rằng, đừng làm mọi thứ cùng một lúc hoặc ép buộc bản thân làm những điều không phù hợp; thay vào đó hãy bắt đầu thay đổi từ những điều đơn giản và nhỏ bé nhất.

Sức mạnh của văn hóa kỷ luật trong doanh nghiệp

Trước khi tìm hiểu về sức mạnh của văn hóa kỷ luật trong doanh nghiệp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm chính xác về chúng.

Văn hóa kỷ luật trong doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, quy tắc, thái độ và hành vi mà doanh nghiệp áp dụng để duy trì trật tự, kỷ luật và đạo đức trong mọi hoạt động của mình. Như Mr. Tony Dzung đã từng nói “Kỷ luật là cây cầu kết nối giữa mục tiêu và kết quả”. Kỷ luật sẽ giúp doanh nghiệp đạt được sự thống nhất và kết quả làm việc hiệu quả. Điều này đi đôi với sự thành công của doanh nghiệp.

Kỷ luật cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất bằng cách đạt được những mục tiêu và tạo ra lợi thế so với đối thủ. Bên cạnh đó, trong môi trường kỷ luật, nhân viên còn được thúc đẩy phát triển nghề nghiệp và đóng góp tích cực cho công ty. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc hình thành văn hóa kỷ luật doanh nghiệp sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, cụ thể như:

1 - Tuân thủ quy định: Tính kỷ luật sẽ giúp nhân viên đảm bảo tuân thủ các quy định của công ty về giờ làm việc, chất lượng sản phẩm và dịch vụ….Điều này tạo điều kiện cho công ty hoạt động hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro trong quá trình vận hành. Từ đó giúp doanh nghiệp đạt được những lợi ích to lớn trong công việc kinh doanh.

2 - Hiệu suất làm việc cao: Kỷ luật được xem như chất xúc tác giúp cá nhân mỗi nhân viên trong công ty đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn, đảm bảo được tiến độ công việc. Từ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo việc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đối tác.

3 - Tạo động lực cho nhân viên: Kỷ luật được xem là phương pháp hiệu quả trong việc thu hút nhân tài cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có sự kỷ luật sẽ giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng, tin tưởng từ đó tạo động lực cho họ phát triển và cống hiến hết mình cho công ty.

“Kỷ luật là cây cầu kết nối giữa mục tiêu và kết quả” - Mr. Tony Dzung.

Một ví dụ điển hình về doanh nghiệp Việt Nam thể hiện sức mạnh của văn hóa kỷ luật tốt là Tập đoàn FPT. Trong suốt quá trình phát triển, FPT luôn chú trọng xây dựng văn hóa kỷ luật trong doanh nghiệp.

FPT đã cho xây dựng hệ thống quy tắc, quy định rõ ràng và minh bạch như quy định về thời gian làm việc, quy định về trang phục, quy định về ứng xử, quy định về an toàn lao động,...để toàn thể nhân viên nghiêm túc thực hiện theo.

Ngoài ra, FPT còn thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo và giáo dục về văn hóa kỷ luật như “Bàn về kỷ luật” của Chủ tịch FPT Trương Gia Bình,... để giúp nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng của văn hóa kỷ luật và khuyến khích nhân viên tuân thủ thực hiện những điều đó.

Nhờ vào những điều trên đã giúp FPT trở thành một trong những doanh nghiệp có môi trường làm việc và văn hóa kỷ luật tốt nhất hiện nay