Bước 1: Người tham gia truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại địa chỉ https://baohiemxahoi.gov.vn/

Công ty phải đóng BHXH vào ngày nào trong tháng?

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 người lao động đi làm tại công ty hằng tháng sẽ đóng BHXH cho cơ quan BHXH thông qua công ty.

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, công ty sẽ trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Theo đó, công ty và người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội vào bất kì ngày nào trong tháng nhưng chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đó.

Riêng với người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì đăng ký phương thức đóng bảo hiểm xã hội linh hoạt:

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp này chậm nhất là ngày cuối cùng của phương thức đóng mà đơn vị sử dụng lao động lựa chọn.

Nếu công ty có hành vi chậm đóng BHXH cho toàn bộ người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng) theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Đồng thời, công ty buộc phải thực hiện biện pháp khắc phụ hậu quả là đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Buộc công ty nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của công ty để nộp số tiền chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm.

cách kiểm tra công ty có đóng BHXH hay không, là những cách nào?

Người lao động có thể kiểm tra công ty có đóng BHXH hay không bằng 02 cách sau đây:

CÁCH 1: Kiểm tra thông qua cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bước 1: Truy cập địa chỉ https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx

Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin bắt buộc có đánh dấu *, lưu ý:

- Tỉnh thành (*): Tỉnh thành nơi bạn đóng BHXH

- Cơ quan BHXH (*): Theo quận/huyện thu BHXH của bạn

- Từ tháng …. Đến tháng: Chọn khoảng thời gian mà bạn muốn tra cứu quá trình đóng BHXH.

Bước 3: Chọn “Tôi không phải là người máy”.

Bước 4: Bấm vào “Lấy mã tra cứu”. Sau khi bấm vào “Lấy mã tra cứu” thì đợi hệ thống xử lý.

Sau đó, mã OTP tra cứu sẽ được gửi về email đã đăng ký với cơ quan BHXH của mỗi cá nhân.

Tiến hành nhập mã OTP và bấm tra cứu.

Cuối cùng, hệ thống sẽ trả kết quả là quá trình tham gia BHXH của người lao động.

CÁCH 2: Kiểm tra thông qua ứng dụng VssID

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng bằng cách nhập mã số BHXH và mật khẩu.

Bước 2: Chọn “Quá trình tham gia”

Bước 3: Hệ thống sẽ hiển thị tổng thời gian chưa đóng BHXH.

Bước 4: Bấm vào chi tiết để xem cụ thể số tháng chưa đóng BHXH.

2 cách kiểm tra công ty có đóng BHXH cho người lao động hay không, là những cách nào?

Tra cứu trên trang web của BHXH

Bước 1: Truy cập trang web https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx và lựa chọn Tra cứu trực tuyến

Bước 2: Chọn Tra cứu quá trình tham gia BHXH và điền các thông tin theo yêu cầu

Các mục thông tin có dấu * màu đỏ là các trường thông tin bắt buộc phải điền.

Sau khi điền xong thông tin, người dùng tích chọn Tôi không phải là người máy và ấn Lẫy mã OTP

Bước 3: Nhập mã OTP và ấn Tra cứu

Nếu dữ liệu đang được cơ quan BHXH hoàn thiện hoặc dữ liệu về thông tin cá nhân của người lao động (số CMTND, ngày tháng năm sinh, số sổ, họ tên) chưa đầy đủ, chính xác thì có thể hệ thống sẽ không tìm thấy dữ liệu.

Nếu tra cứu thành công, hệ thống sẽ trả về thông tin Chức vụ, Đơn vị công tác, Mức đóng… để người lao động nắm được thông tin tham gia BHXH của mình.

Tra cứu qua tin nhắn SMS (1.000 đồng/tin)

Để tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian, người lao động soạn tin nhắn với cú pháp: BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ tháng-năm} {đến tháng-năm} gửi đến 8079.

Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian theo năm, người lao động soạn tin nhắn với cú pháp: BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi đến 8079.

Với cách này, kết quả trả về sẽ là tổng thời gian tham gia BHXH, không có thông tin chi tiết về mức đóng, chức vụ như cách tra cứu qua trang web.

Bước 1: Mở ứng dụng VssID trên điện thoại và đăng nhập tài khoản bằng mã số BHXH

Sau khi đăng nhập thành công, tại mục Quản lý cá nhân chọn Quá trình tham gia

Bước 2: Chọn mục BHXH để xem thông tin chi tiết về thời gian tham gia, quyền lợi,... Ấn vào hình con mắt để xem thông tin chi tiết về chức vụ và mức đóng.

CÁCH KIỂM TRA ĐÃ ĐƯỢC CẤP HỘ CHIẾU VACCINE COVID-19 HAY CHƯA?.

Hộ chiếu vaccine là chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử do Bộ Y tế cấp cho người dân, sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh châu Âu (EU) ban hành, đang được sử dụng tại 62 quốc gia.

Mã QR của hộ chiếu vaccine hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày khởi tạo. Khi mã hết hạn, người dân sẽ được thông báo và tự động khởi tạo mã QR mới để sử dụng.

Tính đến ngày 7/4, Việt Nam đạt được thỏa thuận về công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 19 nước, gồm Nhật Bản, Mỹ, Anh, Australia, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine, Maldives, New Zealand, Sri Lanka, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Saint Lucia, Hàn Quốc, Iran và Malaysia.

Người dân đã tiêm chủng và được cơ sở tiêm chủng cập nhật dữ liệu lên hệ thống, được xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được cấp "Hộ chiếu vaccine" mà không phải làm thủ tục gì thêm.

Hiện tại, tới ngày 18/4, mới chỉ có ứng dụng PC-Covid đã cập nhật có tính năng xem hộ chiếu vaccine.

Tra cứu trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế bằng cách nhập bốn thông tin: Họ tên; ngày sinh; giới tính; căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân; ngày tiêm gần nhất, sau đó khai báo email cá nhân để nhận hộ chiếu.

- Chuẩn bị thông tin cá nhân: Họ và tên, CMTND/CCCD, Ngày tiêm mũi gần nhất, Email.

- Điền thông tin theo mẫu trên trang web : Họ và tên, CMTND/CCCD, Ngày tiêm mũi gần nhất, Email.

- Nhấn nút Gửi: Thông tin sẽ được gửi lên hệ thống để kiểm tra và duyệt.

- Nhận hộ chiếu vaccine COVID-19: Bạn sẽ nhận được hộ chiếu vaccine COVID-19 dưới dạng QR Code nếu hệ thống đã có đủ thông tin tiêm chủng của bạn. Bạn có thể in hoặc lưu hộ chiếu về máy tính.

Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, sinh sống tại đây hàng năm bạn sẽ phải đóng rất nhiều loại tiền bảo hiểm bắt buộc, số tiền lương thực lĩnh hàng tháng của bạn đã được khấu trừ tất cả các khoản bảo hiểm này rồi.

Trong bài viết này HR TRACIMECO sẽ tổng hợp danh sách 5 loại tiền bảo hiểm ở Nhật bạn sẽ phải đóng, cùng tìm hiểu về nghĩa vụ và quyền lợi của bạn khi đóng những loại bảo hiểm này nhé.

Loại bảo hiểm này bắt là bắ buộc, tất cả người dân và người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật đều phải đóng, bảo hiểm này sẽ thực hiện trả chi phí điều trị y tế trong trường hợp bị bệnh hay bị thương.

Trong đó bảo hiểm hỗ trợ lên đến 70% phí điều trị nếu bạn khám, chữa bệnh tại các bệnh việnĐối tượng tham gia gồm:o Toàn bộ người dân Nhật Bảno Người có tư cách lưu trú trên 3 thángo Người có tư cách lưu trú dưới 3 tháng nhưng đi theo diện lưu diễn, thực tập sinh, công việc đặc thù... hoặc một số trường hợp đặc biệt mà sẽ được chính quyền nơi sinh sống cấp cho tư cách lưu trú trên 3 tháng.

Thủ tục tham gia bảo hiểm sức khỏe quốc dân

Khi có nguyện vọng đăng ký tham gia “Bảo hiểm quốc dân”, bạn cần thẻ cư trú trên 3 tháng. Nếu bạn chưa có thẻ thì cần phải có giấy tờ chứng nhận lưu trú trên 3 tháng.

Sau đó, đến quầy phụ trách tại tòa thị chính của thành phố, huyện, thị trấn,... nơi mình sinh sống để được hướng dẫn.

Những đãi ngộ dành cho người tham gia bảo hiểm

- Người tham gia bảo hiểm chỉ chịu 30% chi phí y tế.

- Phí y tế cao: Trường hợp 1 người phải trả chi phí y tế cao hơn mức qui định bảo hiểm khi điều trị ở cùng cơ quan y tế trong một tháng thì phần vượt mức qui định đó sẽ được trả lại sau.

- Phí chu cấp sinh con và nuôi con: Người tham gia bảo hiểm khi sinh con sẽ được chi trả 1 phần chi phí qua bảo hiểm cho chủ hộ.

- Phí tang chế: Khi người tham gia bảo hiểm đã tử vong, một phần chi phí tang chế sẽ được chi cấp cho thân nhân.

- Những bệnh tật đặc biệt: Có chế độ hỗ trợ v.v..cho những trường hợp có bệnh tật đặc biệt.

Phí bảo hiểm không qui định một mức chung cho tất cả mọi người mà căn cứ vào thành phần gia đình, mức thu nhập trong năm trước của từng cá nhân hoặc thành phố, huyện, xã cư trú của người đó. Phí bảo hiểm được chi trả nhiều lần trong năm.Giấy báo nộp phí sẽ được gửi đến từng người qua đường bưu điện. Xin chi trả ở các quầy phụ trách hoặc ở các ngân hàng hay bưu điện, cửa hàng tiện lợi 24 giờ gần nhất.

- Bảo hiểm quốc dân do các quận - thành phố quản lý, và tiền bảo hiểm cũng được chính các 市 và 区 quản lý tương tự như thuế thị dân (住民税).

- Nếu bạn cố tình không nộp sau nhiều lần được nhắc nhở và cảnh báo, chính quyền địa phương sẽ có quyền đóng băng tài khoản và tự động trừ vào tài sản hiện có của bạn

- Khi thay đổi thông tin cá nhân, thẻ visa, làm mất thẻ bảo hiểm,... hãy đến nơi bạn đăng ký tham gia bảo hiểm để làm lại thẻ bảo hiểm và xác định lại tiền bảo hiểm của mình nếu có thay đổi.

- Trong trường hợp bạn đi khám bệnh mà quên thẻ bảo hiểm, thì bạn vẫn phải trả toàn bộ chi phí. Sau đó, bạn hãy đến tòa chính, mang nộp kèm hóa đơn thanh toán, thẻ bảo hiểm, xác nhận của bác sĩ để làm thủ tục nhận lại tiền hỗ trợ.

Bảo hiểm xã hội chính là tiền thuế Nenkin người lao động nhận lại khi về nước (trong đó có bao gồm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm lao động, bảo hiểm tai nạn lao động,..) mà những người đang làm việc tại một công ty hay cơ quan nào đó (bao gồm cả 正社員、契約社員、派遣社員 và cả những người đi làm baito với số giờ đi làm tối thiểu 30h/tuần) tham gia để được hưởng các quyền lợi bảo hiểm khi gặp các vấn đề về sức khỏe, lao động…

Cũng tương tự như bảo hiểm quốc dân, đây là loại bảo hiểm bắt buộc áp dụng bắt buộc cho tất cả mọi người dân, bao gồm cả người nước ngoài có tư cách lưu trú tại Nhật Bản. Mục đích của loại bảo hiểm này là để trợ cấp cho người già, người tàn tật và gia quyến của người đã mất.

Loại bảo hiểm này chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp sủ dụng người lao động theo diện biên chế, mục đích chính là để trợ cấp cho người già, người tàn tật và gia quyến của những người đã mất.

Lưu ý: Phí bảo hiểm do doanh nghiệp tiếp nhận và người lao động cùng trả, mỗi bên một nửa.

Truy lĩnh lương hưu một lần khi thôi bảo hiểm hưu trí

Các bạn tham khảo bài viết này để biết cách nhận được khoản tiền lương hưu khi về nước.

Lưu ý: Đối với các bạn đi XKLĐ, các bạn có nghĩa vụ phải đóng tiền thuế, bảo hiểm trong thời gian lao động. Tiền bảo hiểm sau khi về nước sẽ được hoàn trả.

Có bắt buộc phải tham gia không?

Bạn bắt buộc phải tham gia một trong hai loại bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm xã hội. Nếu bạn đã đóng 社会保険 theo công ty, thì không cần phải đóng 国民健康保険 nữa.

Ví dụ, trước đây bạn là du học sinh và đóng bảo hiểm theo 国民健康保険, nhưng sau đó bạn tốt nghiệp, đi làm và đóng bảo hiểm theo 社会保険 của chúng tôi. Khi đó, bạn sẽ không có nghĩa vụ phải đóng tiếp 国民健康保険 nữa.

Đọc ngay bài viết: Không đóng tiền bảo hiểm ở nhật có sao không? Cách tính tiền bảo hiểm

Tuy vậy, nếu bạn không làm thủ tục báo cắt trên quận thì họ sẽ mặc định là bạn vẫn tham gia, và sẽ vẫn gửi giấy tờ yêu cầu nộp tiền về như trước đó. Vì vậy, nếu đã đi làm và tham gia bảo hiểm theo công ty, hãy nhớ mang thẻ bảo hiểm mới lên quận để làm thủ tục trả lại thẻ bảo hiểm cũ và cắt bảo hiểm 国民健康保険 đi nhé.

Và ngược lại, nếu bạn đã nghỉ việc mà chưa tìm được việc mới (để theo bảo hiểm của chúng tôi mới), thì nhớ ra quận để đăng ký tham gia lại vào 国民健康保険 nếu như không muốn phải tự trả 100% số tiền khám chữa bệnh nếu như gặp trường hợp không may nào trong khoảng thời gian này nhé.

Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn tiếp tục tham gia bảo hiểm theo nghiệp đoàn bảo hiểm mà mình đã đóng khi còn đi làm (社会保険の任意継続), tuy vậy, vì bạn không còn làm việc ở công ty nữa, nên sẽ phải tự trả 100% số tiền bảo hiểm chứ không được hỗ trợ 50% nữa.

Đây là những điều cơ bản về việc đóng tiền bảo hiểm ở Nhật Bản, chúc bạn thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của mình.

Người dân khi nộp tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho nhân viên thu của Tổ chức dịch vụ thu trên địa bàn (Bưu điện, PVI, Viettel…), nhân viên thu sẽ cập nhập thông tin vào hệ thống phần mềm quản lý của Tổ chức dịch vụ thu kết nối tự động với phần mềm quản lý của BHXH Việt Nam.

Hệ thống sẽ cung cấp ngay Mã xác nhận. Người dân có thể dùng Mã xác nhận này để tra cứu trực tuyến thông tin đóng trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn/