Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây là một bài thơ và bài hát nhạc đỏ nổi tiếng.
giai đoạn lịch sử cùng các nhà thơ nổi tiếng thời Đường Trung Quốc
Lý Bạch (701 – 762), tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Ông sinh ra tại Lũng Tây, Cam Túc. Có thể nói Lý Bạch là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Quốc nói chung.
Suốt cuộc đời, ông được tán dương là một thiên tài về thơ ca. Người đã mở ra một giai đoạn phát triển vượt bậc của thơ Đường. Từ khi còn trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp riêng. Ông cùng người bạn Đỗ Phủ trở thành hai biểu tượng thơ văn lỗi lạc không chỉ trong phạm vi nhà Đường mà còn trong toàn bộ lịch sử Trung Hoa.
Do sự lỗi lạc của mình, ông được hậu bối tôn làm Thi Tiên, hay Thi Hiệp. Giới thi nhân lúc bấy giờ rất kính nể tài uống rượu ngắm trăng làm thơ của ông. Còn gọi ông là Tửu Tiên, hay Trích Tiên Nhân.
Đỗ Phủ (712 – 770), tự là Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng dã khách hay Đỗ Lăng bổ y. Ông là người Tương Dương, cũng là một nhà thơ nổi bật thời kỳ Đường. Cùng với Lý Bạch, ông cũng được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc. Tài năng của ông tuyệt vời và đức độ cao thượng nên được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Sử và Thi Thánh.
Cả cuộc đời mình, ông luôn muốn vì nước vì dân nhưng ông không thực hiện được điều này do loạn An Lộc Sơn năm 755. 15 năm cuộc đời ông là khoảng thời gian đầy biến động, có thời điểm ngắn ông làm quan nhưng vẫn sống trong đau khổ và bệnh tật. Có tin đồn ông mất trên một con thuyền nát ngoài xa.
Bạch Cư Dị (772 – 846), biểu tự Lạc Thiên, hiệu Hương Sơn cư sĩ, Tùy ngâm tiên sinh hay Quảng Đại giáo hóa chủ. Ông là người gốc Thái Nguyên, Sơn Tây, sau di cư tới huyện Vị Nam, Thiểm Tây. Ông là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Cũng là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thơ ca Trung Quốc. Với một số người yêu thơ ca thì thơ của ông chỉ xếp sau Lý Bạch và Đỗ Phủ.
Thơ của ông có sức ảnh hưởng vô cùng lớn, không chỉ được tuyên truyền trong dân gian mà còn lan sang tận các nước ngoài.
Thơ Đường Trung Quốc và các giai đoạn phát triển
Nhà Đường (618 – 907) là một trong những triều đại huy hoàng nhất của lịch sử Trung Quốc. Triều Đường tiếp nối sau nhà Tuy và trước thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc.
Nhắc đến nhà Đường nhất định phải nhắc đến văn chương, thơ ca. Thời kỳ đó cả 3 tôn giáo cùng tồn tại là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Cộng thêm loạn An Sử bùng nổ, khiến chính cảnh biệt ly, nhà tan cửa nát đã tạo nên vô số đề tài cho nền thơ ca. Ngoài ra thời Đường các vị vua cũng đều yêu thích thơ văn nên cũng thúc đẩy cho hoạt động tặng thơ tặng văn thời kỳ này vươn lên.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn chuyển tiếp sớm ở thời nhà Tùy, Tùy Dạng Đế và Tùy Văn Đế chủ trương cải cách thơ ca. Bước tiến mới này đã đặt nền móng cho sự phát triển của thơ ca thời nhà Đường và cũng chính nhà Tùy là bước chuyển tiếp sang một giai đoạn mới của thơ ca Đường.
Từ đó, đây được coi là thời kì hoàng kim của thơ ca, biến Trung Quốc thành quốc đô của thơ ca.
Một số bài thơ nổi tiếng thời Đường Trung Quốc
Những bạn yêu thích thơ văn Trung Quốc cùng Hocbongcis.vn điểm tên những bài thơ nổi tiếng, hay nhất được tổng hợp dưới đây nhé!
Khói lửa binh đao liền ba tháng,
Thư nhà nhận được đáng vạn ngân.
Tóc bạc như sương càng thưa thớt,
Trường Giang sầu lắng trong lòng,
Đường xa muôn dặm nhớ mong ngày về.
Lá vàng quanh núi bốn bề tung bay.
Trên đây là bài viết giới thiệu về thơ Đường và những bài thơ nổi tiếng của Trung Quốc. Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn. Hocbongcis.vn chúc bạn sớm đặt chân được đến đất nước Trung Hoa!